Bong da

World Cup

World Cup: Thách thức của các “ông lớn” trong quá trình chuyển đổi

Cập nhật: 11/07/2014 00:12 | 0

Ba ông lớn của bóng đá châu Âu (Tây Ban Nha, Italia và Anh) đã thất bại thảm hại tại World Cup Brazil 2014. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính nằm ở việc phần lớn các cầu thủ của họ đã cạn kiệt thể lực, nhưng thực tế đó là sự thách thức của quá trình chuyển giao thế hệ, từ các cận vệ già sang đội ngũ trẻ.

World Cup: Thách thức của các “ông lớn” trong quá trình chuyển đổi
World Cup: Thách thức của các “ông lớn” trong quá trình chuyển đổi
* Nhật ký World Cup ngày 10/7
* Tổng hợp tin chuyển nhượng ngày 9/7
* Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2014

Nhà vô địch thế giới và châu Âu vẫn tiếp tục giữ các siêu sao của mình tại Brazil, đội tuyển áo thiên thanh đã cho các tài năng mới thử sức còn đội bóng xứ sương mù tập trung cho các cầu thủ trẻ như Sturridge hay Sterling, những người còn phải cải thiện rất nhiều mới có thể tỏa sáng tại giải đấu lớn nhất hành tinh.
 
Tây Ban Nha là đội bóng dày dạn kinh nghiệm nhất tại Brazil, với 1375 trận đấu quốc tế, nhiều hơn đội đứng thứ hai là Uruguay những 243 trận. Iker Casillas là cầu thủ tham dự nhiều trận đấu quốc tế nhất, với 135 trận. Tuổi trung bình của La Roja (đội bóng áo đỏ) là 28 năm và 87 ngày, già thứ tám ở World Cup, với Iniesta (30), Alonso (32), Xavi (34), Villa (32) và Casillas (33). Vì vậy, tuổi tác được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của đội bóng xứ đấu bò tót.

Có một thực tế rõ ràng: cuộc chiến ác liệt tại La Liga giữa Barcelona, Madrid và Atletico, 3 đội bóng đóng góp tới 14 cầu thủ cho ĐTQG, không chỉ làm cho họ thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho Cúp Thế giới mà còn làm họ đánh mất sự tươi mát và tốc độ cần thiết để thi đấu tại Brazil. Tuy nhiên, theo Xabi Alonso, “ nguyên nhân chính nằm ở chỗ tại World Cup lần này, Tây Ban Nha đã không được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và đã không đủ khả năng duy trì khát vọng và cơn đói chiến thắng”, một nhận định gây tranh cãi trong nội bộ đội bóng áo đỏ nhưng đúng với thực tế.


Đứng về độ tuổi, đội tuyển Italia đứng thứ 11. Riêng thủ môn Gianluigi Buffon và tiền vệ Andrea Pilo có số tuổi cộng lại lên tới 70, chưa kể Barzagli, Chiellini hay De Rossi, đều xấp xỉ tuổi 30. Vì trước World Cup ở Nam Phi (2010) đội tuyển của “đất nước mang hình chiếc ủng” đã từng bị phê phán phụ thuộc vào quá nhiều đội hình vô địch Cúp Thế giới năm 2006, nên tại Brazil, Italia đã trình làng nhiều tài năng mới như Balotelli, Verratti hay Immobile.

Trong khi đó Anh quyết định kết hợp trong cùng một đội bóng các lão tướng như Frank Lampard (35 tuổi) và Steven Gerrard (34) với các cầu thủ U21 như Kuke Shaw, Ross Barkley, Raheem Sterling và Alex- Oxlade Chamberlain. Là đội tuyển trẻ đứng thứ chín tại World Cup, Anh đã bị trừng phạt không chỉ bởi những sai lầm nhỏ của những cầu thủ ít kinh nghiệm trong những trận đánh lớn mà còn bởi phong độ đã qua thời đỉnh cao của các chiến binh lão thành.

Trong cả ba đội bóng nói trên đều có hiện tượng thế hệ đã giành được những thành tựu to lớn nhưng đã già vẫn muốn sống với những vinh quang của quá khứ, bất chấp trên thực tế họ không còn có thể cống hiến hiệu quả như thời đỉnh cao nữa. Đối với các VĐV cao tuổi, nhịp đập và kích thước của quả tim đã giảm khiến lượng máu chuyển ôxi và các chất dinh dưỡng lên cơ bắp bị giảm hẳn. Khả năng nhào lộn và các phản ứng của bộ não bị chậm lại trong khi các cơ bắp phục vụ cho các cú bứt phát suy yếu rõ rệt.


Vì lý do này, thời điểm thể lực tốt nhất của phần lớn các vận động viên thể thao rơi vào độ tuổi từ 25, còn khi đến 35 tuổi sẽ cần phải có một chế độ tập luyện để chống lại những hạn chế vừa nói ở trên. Tuy nhiên, khi một đội bóng bắt đầu già nua, sự suy giảm về thể lực chỉ là một phần của vấn đề. Sự cảm nhận và cân bằng các khả năng khéo léo bổ sung bắt đầu suy giảm và điều này thường dẫn đến sự sụp đổ bi thảm.  

Bí quyết thành công nằm ở việc phát triển một hệ thống bóng đá trẻ mạnh để đưa dần các tài năng mới vào thi đấu. Đó là điều Đức đã làm sau khi phải đứng ở vị trí cuối cùng của bảng đấu ở EURO 2000 và bây giờ đội bóng của HLV Joachim Low đang được hưởng thành quả từ công tác đào tạo trẻ của những năm trước đây.  

Cách làm này cũng được Sir Alex Ferguson áp dụng thành công tại Manchester United. “Khi tôi mới đến, chỉ có một cầu thủ ở đội hình một dưới 24 tuổi”, cựu HLV nổi tiếng của “Bầy quỷ đỏ” nói với một ê-kíp nghiên cứu của Harvard Business School". “Tôi muốn xây dựng từ nền bóng để tạo ra sự nảy sinh đều đặn các cầu thủ mới cho đội hình một”, Sir Alex nói thêm.  

Tây Ban Nha có lớp kế cận tốt nhất
Trong 3 ông lớn của châu Âu thất bại tại World Cup lần này như đã nói ở trên, có thể Tây Ban Nha có sự kế thừa tốt nhất, bởi vì các cầu thủ U21 của họ đã vô địch châu Âu năm nay trong khi đội U19 hai lần liên tiếp giành chức vô địch châu lục.


Mặc dù Xavi, Villa, Alonso và Casillas sẽ rời đội tuyển, nhưng họ đã có Jese, Morata, Deuloefeu, Isco và Carvajal sẽ đóng vai chính của thế hệ mới, rất có thể vẫn do “Ngài râu kẽm” Vicente del Bosque dẫn dắt. Anh cũng có những cầu thủ trẻ đầy triển vọng và được thử lửa tại Brazil lần này. Bởi vậy, để bảo đảm tính kế thừa việc giữ Roy Hodgson có tầm quan trọng sống còn. Trong khi Italia đang thiếu vai trò thủ lĩnh do HLV Cesar Prandelli từ chức, đội trưởng Buffon và bộ não Pirlo chắc chắn rời tuyển, trong khi ở các tuyến trẻ hầu như chưa xuất hiện một tài năng nào đáng kể.  

Nhưng những thách thức lớn nhất của các thế hệ tương lai tập trung ử hai đội tuyển lớn khác, cũng bị phê phán là già nua. Brazil có các ngôi sao trẻ như Bernard (21), Neymar (22) và Oscar (22), nhưng lại có tới 8 cầu thủ trên 30 tuổi, điều cần phải thay đổi sau thất bại đau đớn trước Đức. Còn Argentina là đội bóng già nhất của giải đấu, trẻ nhất là Marcos Rojo cũng đã 24 tuổi.

Hà Lan và Đức có thừa các cầu thủ trẻ để bảo đảm một sự thay đổi thành công về thế hệ.


(báo bóng đá)