Năm 1888, khi những quả penalty đầu tiên được thổi, Hiệp hội quản lý bóng đá quốc tế từng tuyên bố, họ vừa đưa ra một trong những phát kiến vĩ đại trong lịch sử bóng đá. Những quả 11m là hình thức trừng phạt hợp lý nhất cho những đội bóng chém đinh chặt sắt. Nhưng cùng với thời gian, phát kiến từng được ca tụng là vĩ đại ấy đang biến dạng.
Rất nhiều trận cầu kinh điển đang bị phá hỏng bằng những quả “penalty ma”. Đại chiến Barca - Milan sẽ trọn vẹn hơn nếu pha phạm lỗi của Nesta không biến thành quả 11m oan nghiệt. Những bức xúc theo đó mà tăng dần, đến mức có không ít người đặt câu hỏi: Liệu có nên thay thế những quả 11m bằng hình thức khác?
Một dạo, làng bóng đá Mỹ gây xôn xao với phát kiến cho cầu thủ đá penalty theo cái cách vô cùng cổ quái: Cũng là 1 cầu thủ đấu 1 thủ môn, nhưng thay vì đứng ở chấm 11m, cầu thủ lãnh trọng trách thực hiện quả 11m sẽ dẫn bóng từ giữa sân đến khung thành đối phương, rồi muốn làm gì thì làm. Cơ hội chia đều 50/50. Nếu anh cầu thủ khéo léo, thì bàn thắng được ghi. Còn nếu thủ môn tài ba, penalty bị phá.
Tất nhiên phát kiến đó không được nhân rộng sang châu Âu, nhưng nó mở ra một lối suy nghĩ rất khác về những quả 11m. Theo nghiên cứu, cầu thủ chiếm 70% cơ hội chiến thắng thủ môn trên chấm 11m. Và vì penalty là hình thức ghi bàn gần như dễ dàng nhất, nên nó dần trở thành công cụ cho những bàn tay ma điều khiển bóng đá từ xa. Nhưng nếu như hình thức đá penalty theo kiểu của người Mỹ được áp dụng, những quả 11m sẽ không còn trở thành công cụ “giết người” thuận tiện nhất nữa. Biết đâu khi đó, thảm họa trọng tài và những quả 11m sẽ biến mất vĩnh viễn.
Hết chuyện bóng đã qua vạch vôi hay chưa, lại lan sang vấn đề trọng tài cho hưởng penalty có hợp lý hay không. Chẳng lẽ sau công nghệ goal line, bóng đá lại phải sử dụng thêm một công nghệ khác thẩm định độ chính xác của những quả 11m hay sao?
Rất nhiều trận cầu kinh điển đang bị phá hỏng bằng những quả “penalty ma”. Đại chiến Barca - Milan sẽ trọn vẹn hơn nếu pha phạm lỗi của Nesta không biến thành quả 11m oan nghiệt. Những bức xúc theo đó mà tăng dần, đến mức có không ít người đặt câu hỏi: Liệu có nên thay thế những quả 11m bằng hình thức khác?
Một dạo, làng bóng đá Mỹ gây xôn xao với phát kiến cho cầu thủ đá penalty theo cái cách vô cùng cổ quái: Cũng là 1 cầu thủ đấu 1 thủ môn, nhưng thay vì đứng ở chấm 11m, cầu thủ lãnh trọng trách thực hiện quả 11m sẽ dẫn bóng từ giữa sân đến khung thành đối phương, rồi muốn làm gì thì làm. Cơ hội chia đều 50/50. Nếu anh cầu thủ khéo léo, thì bàn thắng được ghi. Còn nếu thủ môn tài ba, penalty bị phá.
Tất nhiên phát kiến đó không được nhân rộng sang châu Âu, nhưng nó mở ra một lối suy nghĩ rất khác về những quả 11m. Theo nghiên cứu, cầu thủ chiếm 70% cơ hội chiến thắng thủ môn trên chấm 11m. Và vì penalty là hình thức ghi bàn gần như dễ dàng nhất, nên nó dần trở thành công cụ cho những bàn tay ma điều khiển bóng đá từ xa. Nhưng nếu như hình thức đá penalty theo kiểu của người Mỹ được áp dụng, những quả 11m sẽ không còn trở thành công cụ “giết người” thuận tiện nhất nữa. Biết đâu khi đó, thảm họa trọng tài và những quả 11m sẽ biến mất vĩnh viễn.
Hết chuyện bóng đã qua vạch vôi hay chưa, lại lan sang vấn đề trọng tài cho hưởng penalty có hợp lý hay không. Chẳng lẽ sau công nghệ goal line, bóng đá lại phải sử dụng thêm một công nghệ khác thẩm định độ chính xác của những quả 11m hay sao?
Bongdaplus.vn