1. Cuối cùng thì Milan cũng không thể lật đổ được Barca ở tứ kết Champions League. Barca vào bán kết là xứng đáng và người hâm mộ mùa này có thể “sốt sồn sột” lên với trận chung kết El Clasico. Đó sẽ là một El Clasico tuyệt vời nhất về tính công bằng, bởi nó được điều hành bởi một trọng tài không phải người TBN; diễn ra ở ngoài biên giới TBN và mọi yếu tố chủ quan sẽ không còn tác dụng. Sự phân định mạnh-yếu; thắng-thua sẽ chỉ nằm trong tối đa 120 phút. Ai là vua của châu Âu lúc đó cũng sẽ đồng thời là vua của TBN mà không thể có biện minh hay cự cãi gì dành cho kẻ bại trận.
Nhưng chiến thắng của Barca trước Milan vẫn chưa trọn vẹn và vì thế, nếu họ đăng quang mùa bóng này thì ngôi vô địch ấy cũng chẳng trọn vẹn chút nào. Đơn giản, đã có những ý kiến phê phán dành cho trọng tài Kuipers trong pha phạt đền ông tặng cho Barca. Nếu không có pha phạt đền đó, kết cục trận cầu có thể khác hay không?
2.Barca vẫn sẽ thắng. Đó là một khẳng định. Milan chơi có thể bằng 120% sức mình và chiến đấu vô cùng quả cảm nhưng Messi và đồng đội vẫn cho thấy họ ở một thế giới khác so với Milan. Đồng ý là nếu không có pha phạt đền đó và hiệp 1 kết thúc với tỷ số 1-1, Milan có thể sẽ không chơi với tâm lý ức chế kiểu như “đá làm chi khi đằng nào tất cả cũng đều muốn dồn cho Barca chiến thắng”. Nhưng xét cho cùng, đội chủ sân Nou Camp đã chơi một trận vượt trội. Barca chiến thắng do năng lực của họ chứ không phải do sự giúp đỡ của trọng tài, bất chấp Kuipers đã mắc phải một sai lầm vô cùng đáng tiếc.
Milan nên tự rút kinh nghiệm từ thất bại ấy bởi họ nên nhớ rằng trong thời đại này, ý chí không phải là tất cả. Ý chí cần song hành với thực lực, qua đó tạo hành vi thực hiện ý chí. Milan đã kiệt sức sau lượt đi và lượt về, họ không còn đủ gân cốt để chống đỡ một Barca trẻ hơn, kỹ thuật hơn và chiến thuật đa dạng hơn.
3.Nhưng không chỉ mình Milan mất sau trận đấu ấy. Barca cũng mất mà có thể còn mất nhiều hơn.
Barca chơi bóng quá đẹp mắt và hấp dẫn. Họ như một cô gái đẹp người, đẹp nết, lộng lẫy và tỏa sáng mà bất kỳ ai đối diện hay ở bên cạnh cũng phải nhường nhịn nàng một chút. Còn các trọng tài, họ như những gã đàn ông lịch lãm và khi đó, tất nhiên gã trai cần phải ga lăng với người đàn bà đẹp như vậy.
Barca cũng như đứa học trò vừa học giỏi lại vừa ngoan ngoãn. Mà học trò giỏi và ngoan thì lại thường được giáo viên bênh vực một cách vô thức. Các trọng tài cũng chỉ là những con người và với “cậu học trò” Barca, họ cũng như những giáo viên cứ bênh vực vô thức.
Mối tương quan bênh vực vô thức ấy giống như chuyện “Ông già làm gì cũng đúng” của văn hào Andersen. Khi đã có tình cảm, có bênh vực, có thiên vị thì đổi từ một con bò sang gói táo còi cũng cảm thấy hạnh phúc. Nhưng thực tế, đổi từ con bò sang gói táo còi vẫn là hành động ngốc nghếch không thể nào coi là “ĐÚNG” được.
Barca thật ra không muốn được bênh như thế vì họ mạnh nên họ tin họ có thể thắng sạch sẽ. Nhưng chính trọng tài đã giết họ chứ không phải giết đối thủ của họ như Milan là điển hình. Những CĐV trung dung sẽ vì những cái bênh vực vô thức ấy mà dần dần thấy xa Barca hơn bởi đối với họ, vẻ đẹp của bóng đá phải đi từ trung thực trước đã.
Yêu nhau như thế… bằng mười ghét nhau.
Nhưng chiến thắng của Barca trước Milan vẫn chưa trọn vẹn và vì thế, nếu họ đăng quang mùa bóng này thì ngôi vô địch ấy cũng chẳng trọn vẹn chút nào. Đơn giản, đã có những ý kiến phê phán dành cho trọng tài Kuipers trong pha phạt đền ông tặng cho Barca. Nếu không có pha phạt đền đó, kết cục trận cầu có thể khác hay không?
2.Barca vẫn sẽ thắng. Đó là một khẳng định. Milan chơi có thể bằng 120% sức mình và chiến đấu vô cùng quả cảm nhưng Messi và đồng đội vẫn cho thấy họ ở một thế giới khác so với Milan. Đồng ý là nếu không có pha phạt đền đó và hiệp 1 kết thúc với tỷ số 1-1, Milan có thể sẽ không chơi với tâm lý ức chế kiểu như “đá làm chi khi đằng nào tất cả cũng đều muốn dồn cho Barca chiến thắng”. Nhưng xét cho cùng, đội chủ sân Nou Camp đã chơi một trận vượt trội. Barca chiến thắng do năng lực của họ chứ không phải do sự giúp đỡ của trọng tài, bất chấp Kuipers đã mắc phải một sai lầm vô cùng đáng tiếc.
Milan nên tự rút kinh nghiệm từ thất bại ấy bởi họ nên nhớ rằng trong thời đại này, ý chí không phải là tất cả. Ý chí cần song hành với thực lực, qua đó tạo hành vi thực hiện ý chí. Milan đã kiệt sức sau lượt đi và lượt về, họ không còn đủ gân cốt để chống đỡ một Barca trẻ hơn, kỹ thuật hơn và chiến thuật đa dạng hơn.
3.Nhưng không chỉ mình Milan mất sau trận đấu ấy. Barca cũng mất mà có thể còn mất nhiều hơn.
Barca chơi bóng quá đẹp mắt và hấp dẫn. Họ như một cô gái đẹp người, đẹp nết, lộng lẫy và tỏa sáng mà bất kỳ ai đối diện hay ở bên cạnh cũng phải nhường nhịn nàng một chút. Còn các trọng tài, họ như những gã đàn ông lịch lãm và khi đó, tất nhiên gã trai cần phải ga lăng với người đàn bà đẹp như vậy.
Barca cũng như đứa học trò vừa học giỏi lại vừa ngoan ngoãn. Mà học trò giỏi và ngoan thì lại thường được giáo viên bênh vực một cách vô thức. Các trọng tài cũng chỉ là những con người và với “cậu học trò” Barca, họ cũng như những giáo viên cứ bênh vực vô thức.
Mối tương quan bênh vực vô thức ấy giống như chuyện “Ông già làm gì cũng đúng” của văn hào Andersen. Khi đã có tình cảm, có bênh vực, có thiên vị thì đổi từ một con bò sang gói táo còi cũng cảm thấy hạnh phúc. Nhưng thực tế, đổi từ con bò sang gói táo còi vẫn là hành động ngốc nghếch không thể nào coi là “ĐÚNG” được.
Barca thật ra không muốn được bênh như thế vì họ mạnh nên họ tin họ có thể thắng sạch sẽ. Nhưng chính trọng tài đã giết họ chứ không phải giết đối thủ của họ như Milan là điển hình. Những CĐV trung dung sẽ vì những cái bênh vực vô thức ấy mà dần dần thấy xa Barca hơn bởi đối với họ, vẻ đẹp của bóng đá phải đi từ trung thực trước đã.
Yêu nhau như thế… bằng mười ghét nhau.
Bongdaplus.vn