Bong da

Tin chuyển nhượng

Ngày đón cầu thủ 1 tỉ bảng không còn xa?

Cập nhật: 16/10/2014 14:38 | 0

35 năm trước, chữ ký gây sốc nhất của bóng đá Anh Trevor Francis, chuyển từ Birmingham sang Tottenham với giá 1 triệu bảng. Bây giờ, Angel Di Maria được mua với mức phí gấp gần 60 lần, và không có dấu hiệu nào cho thấy sự điên rồ này sẽ dừng lại ở đây.

Ngày đón cầu thủ 1 tỉ bảng không còn xa?
Ngày đón cầu thủ 1 tỉ bảng không còn xa?
Trong một mùa Hè vô tiền khoáng hậu mà các CLB Premier League đã tiêu 858 triệu bảng, Di Maria đã vượt qua kỷ lục trước đó thuộc về Fernando Torres, được Chelsea mua về với giá 50 triệu bảng vào năm 2011. Lần đầu tiên trong lịch sử, số tiền mua cầu thủ của các CLB Ngoại hạng trong một kỳ chuyển nhượng vượt quá con số 700 triệu bảng, cao hơn số tiền mua sắm của cả mùa trước (760 triệu), và gấp gần ba lần cả mùa 2004/05 (265 triệu bảng).

CẦU THỦ 100 BẢNG
Một thế kỷ trước, Willie Groves là cầu thủ được chuyển nhượng với giá 100 bảng đầu tiên trong lịch sử, từ West Brom đến Aston Villa vào năm 1893. Phía Aston Villa bị phạt 25 bảng vì tiếp cận Groves trái phép, điều cũng thường thấy ở các vụ chuyển nhượng ngày nay.

Nhưng mặc dù được mua về với mức giá sốc (thật ra, 100 bảng thời đó chỉ bằng 11 nghìn bảng bây giờ), Groves đã qua đời trong nghèo khó. Ông vốn là cựu ngôi sao của Celtic và Hibernian, từng giành một Cúp FA trong màu áo West Brom và vô địch quốc gia năm 1894 cùng Aston Villa. Khi Groves chuyển đến Villa, báo chí Anh đã gào lên: “Họ điên à? Làm sao một cầu thủ bóng đá lại có giá từng ấy được?”.


Nhưng Groves đã phải giải nghệ sớm vì bệnh lao và qua đời ở tuổi 39 tại Edinburgh, 15 năm sau vụ chuyển nhượng “bom tấn” đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh. Nó khác hẳn với cuộc sống xa hoa trong những ngôi biệt thự, trên những chiếc siêu xe và trong những quán bar đắt đỏ của một số ngôi sao bây giờ. Thậm chí, một cầu thủ “hạng ruồi” ở Anh cũng sẽ không thảm hại như Groves năm xưa.

Chỉ vài năm sau, Alf Common đã trở thành cầu thủ được chuyển nhượng với mức giá 1.000 bảng đầu tiên trong lịch sử, từ Sunderland đến Middlesbrough năm 1905. Từ đó đến nay, phí chuyển nhượng tăng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt trong các thập niên 1960 và 1970, khi các CLB Anh cạnh tranh danh hiệu ở châu Âu.

Denis Law là cầu thủ được mua với mức giá 6 con số đầu tiên ở xứ Sương mù, khi ông trở về Anh từ Torino, và Man United đã phải trả 115.000 bảng cho thương vụ này. Law ghi bàn trong trận ra mắt gặp West Brom vào năm 1962 và ghi 237 bàn, chỉ kém Sir Bobby Charlton 12 bàn trên danh sách các cầu thủ săn bàn hàng đầu lịch sử CLB, dù chơi ít hơn… 354 trận.

Cuối thập niên 1970, bóng đá Anh chứng kiến kỷ lục chuyển nhượng bị phá 2 lần bởi cùng một cầu thủ: Allan Clarke chuyển từ Fulham sang Leicester giá 150.000 bảng năm 1968, và một năm sau rời Leicester chuyển sang Leeds với giá 165.000 bảng. Kỷ lục tiếp tục bị phá ở năm tiếp theo: Nhà vô địch World Cup 1966 Martin Peters gia nhập Tottenham từ đối thủ cùng thành phố London, West Ham, với giá 200.000 bảng. 

SỰ ĐIÊN RỒ KHÔNG GIỚI HẠN



Sau khi bỏ ra 29,1 triệu bảng để mua Rio Ferdinand từ Leeds, chỉ một năm sau Alex Ferguson lại mua Juan Veron từ Lazio với mức phí 28,1 triệu bảng. Nhưng đắt xắt ra miếng: Ferdinand, từng chuyển từ West Ham đến Leeds giá 18,5 triệu bảng vào năm 2000, đã giành 6 chức vô địch Ngoại hạng, 2 Cúp Liên đoàn và 1 Champions League trong 12 năm gắn bó với Man United.

Cột mốc 30 triệu bảng bị phá vỡ bởi Chelsea, với bản hợp đồng mua Andriy Shevchenko vào năm 2009. Nhưng sự điên rồ ngày một gia tăng với tốc độ phi mã từ đó tới nay: Liverpool sẵn sàng trả 35 triệu bảng cho một tiền đạo hạng xoàng như Andy Carroll. Chelsea bỏ ra 50 triệu bảng mua Fernando Torres vào năm 2011, trước khi kỷ lục ấy bị phá bởi Angel Di Maria mùa này.

Sau một thế kỷ, kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Anh đã tăng từ 100 bảng lên gần 60 triệu bảng, tức gấp 600 nghìn lần, và mức phí kỷ lục của vài thập niên trước giờ đã trở thành… tuần lương của một ngôi sao bây giờ! Vậy thì ngày Premier League đón chào cầu thủ trị giá 1 tỉ bảng không còn quá xa xôi?

35 NĂM TRƯỚC, HỢP ĐỒNG 1 TRIỆU BẢNG ĐÃ ĐỦ... ĐAU TIM
Trevor Francis ký hợp đồng với Nottingham Forest từ Birmingham City vào năm 1979, đánh dấu vụ chuyển nhượng giá trị một triệu bảng đầu tiên, và dù số tiền mua anh cao gấp đôi vụ Kevin Keegan được Liverpool bán cho Hamburg hai năm trước đó, HLV Brian Clough của Forest vẫn làm mọi cách để giảm áp lực dồn lên vai ngôi sao đắt giá nhất lịch sử CLB vào thời điểm ấy.

Clough xuất hiện trong phòng họp báo với một bộ đồ thể thao tuềnh toàng và cây vợt cầu lông trên tay, như thể để nói cho thiên hạ rằng cuộc sống của ông quan trọng hơn vụ chuyển nhượng thế kỷ này. HLV của Forest sau đó tuyên bố rằng ông muốn dìm giá thương vụ này xuống… 999.999 bảng để Francis không phải chịu quá nhiều sức ép, nhưng rốt cục, tính cả thuế giá trị gia tăng thì Nottingham Forest đã phải bỏ ra 1,18 triệu bảng để sở hữu Francis.

Vụ chuyển nhượng này giống như một phát súng hiệu: Vào cuối năm ấy, Steven Daley rời Wolves chuyển sang Man City và Wolves mua lại Andy Gray từ Aston Villa đều với mức phí chuyển nhượng bảy con số. Nhưng thập niên 1980, khi lệnh cấm các CLB Anh dự Cúp châu Âu vì thảm họa Heysel được ban bố, thì những cầu thủ hàng đầu như Mark Hughes và Ian Rush đã chọn đường ra nước ngoài thi đấu.

ALAN SHEARER CŨNG CHỈ LÀ “MUỖI”


Mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi khi lệnh cấm được dỡ bỏ và bóng đá Anh bước vào kỷ nguyên Premier League. Tháng 1/1995, tiền đạo Andy Cole gia nhập Man United từ Newcastle với phí chuyển nhượng 7 triệu bảng có “các” thêm tiền vệ cánh Keith Gillespie. HLV của “Chích chòe” khi ấy là Kevin Keegan bị chỉ trích thậm tệ vì bán chân sút đã ghi tới 55 bàn sau 77 trận cho đội. Kết quả? Man United giật lấy chức vô địch ngay trước mũi Newcastle vào năm 1996.

Trong nỗ lực lấy lại hình ảnh được BBC mô tả như “một cơn mê sảng”, Kevin Keegan mua Alan Shearer, mục tiêu số một của Man United bấy giờ, từ Blackburn Rovers với giá gấp đôi phí chuyển nhượng Andy Cole (15 triệu bảng): “Chữ ký này dành cho các CĐV của Newcastle. Nó cho thấy những tham vọng của Newcastle. Chúng tôi là đội bóng dám nghĩ dám làm nhất ở châu Âu lúc này”  - Keegan xoa tay hài lòng sau khi vụ chuyển nhượng hoàn tất.

“Tôi thích thú khi trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới” - Alan Sherer kể lại cảm giác khi ấy trên đài BBC - “Nó mang đến áp lực cho bạn, không phải nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng đó là thứ áp lực mà tôi rất thích. Nếu ai đó đủ điên rồ để chi tiền, đó là vấn đề của họ. Tôi chỉ nghĩ thật vinh dự khi có người sẵn sàng trả số tiền đó để có tôi. Nhìn lại thì 15 triệu bảng đúng là muỗi so với thời nay”.



(báo bóng đá)