Bong da

Tin chuyển nhượng

Bí ẩn chuyển nhượng: Sở hữu thứ ba là gì?

Cập nhật: 18/07/2014 00:06 | 0

Vụ chuyển nhượng Lazar Markovic từ Benfica về Liverpool một lần nữa dấy lên làn sóng tranh cãi về các phi vụ chuyển nhượng “tay ba” từng gây sóng gió trong bóng đá Anh.

Bí ẩn chuyển nhượng: Sở hữu thứ ba là gì?
Bí ẩn chuyển nhượng: Sở hữu thứ ba là gì?
Tổng hợp tin chuyển nhượng ngày 16/7
Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2014
 
SỰ VỤ MARKOVIC
Markovic (năm nay 20 tuổi) là tài năng trẻ sáng giá người Serbia. Trong 3 năm qua, Markovic không dưới 3 lần khẳng định anh sẽ đến với Chelsea, vì “đây là CLB tôi yêu mến, thậm chí tôi đã thăm trụ sở và sân Stamford Bridge của Chelsea”. Những tưởng The Blues sẽ mua được Markovic với giá chỉ 15 triệu euro, nhưng cuối cùng Liverpool có anh với giá 25 triệu euro. 
 
Chelsea chiếm tiên cơ, nhưng “về sau” Liverpool vì sợ rắc rối với “chuyển nhượng tay ba”. Khi Partizan Belgrade bán Markovic cho Benfica theo hợp đồng 5 năm, chủ tịch Partizan - Dragan Duric tiết lộ: “Chelsea muốn Partizan cho Benfica mượn Markovic trong 2 năm”. Sở dĩ Chelsea có tiếng nói trong vụ chuyển nhượng Markovic vì The Blues có liên hệ mật thiết với siêu đại diện Pini Zahavi, còn Zahavi có liên hệ mật thiết với một quỹ đầu tư sở hữu 50% giá trị của Markovic.
 
Một mớ lùng nhùng kể trên sẽ còn đi theo Markovic trong bất kỳ vụ chuyển nhượng nào liên quan đến cầu thủ này mỗi khi anh đổi CLB, cho đến khi Liverpool dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện (đây là vấn đề “dàn xếp riêng”, miễn là hợp luật bóng đá Anh) để 100% sở hữu Markovic. Từ nay, Markovic không còn thuộc “sở hữu thứ ba” nữa, vụ chuyển nhượng anh từ Benfica sang Liverpool chỉ là giữa 2 đội nên hợp luật của Premier League. 
 
SỞ HỮU THỨ BA LÀ GÌ?


Lazar Markovic

Hiện tại, có nhiều con đường dẫn đến hình thức “sở hữu thứ ba”, hay nói cách khác, có nhiều con đường để một cầu thủ bỗng nhiên có nhiều chủ sở hữu, bên cạnh CLB chủ quản và chính bản thân anh ta. Chặng hạn, một công ty hoặc cá nhân tiếp cận một tài năng trẻ, tạo một số điều kiện thuận lợi (về thủ tục giấy tờ, mối quan hệ bóng đá, PR...) giúp cầu thủ ấy được một đội bóng nhận, đổi lại sẽ được phần chia khi cầu thủ ấy được chuyển nhượng.
 
Một hình thức khác là “đối tác thứ ba” chi một số tiền (ví dụ ở Brazil là 75.000 euro) để mua lại quyền sở hữu hình ảnh của một cầu thủ, đổi lại sẽ được nhận 50% giá chuyển nhượng trong tương lai của cầu thủ ấy. Tại BĐN, số tiền trên sẽ cao hơn, phổ biến vào 4 triệu euro. Một cách nữa là “đối tác thứ ba” mua lại toàn bộ quyền chuyển nhượng của một cầu thủ, khi anh ta đổi CLB thì “đối tác thứ ba” sẽ nhận 75% giá trị chuyển nhượng, 25% còn lại dành cho CLB bán cầu thủ. 
 
Nói như siêu cò Jorge Mendes (thân chủ Falcao, Di Maria, Ronaldo...) thì “đối tác thứ ba” sẽ chia sẻ gánh nặng chi phí đào tạo, phát triển một cầu thủ với CLB sở hữu cầu thủ ấy. Không phải vụ đầu tư “tay ba” nào cũng thành công, còn nếu thành công thì mọi phía sẽ có lợi theo thỏa thuận định trước. 
 
AI ỦNG HỘ CHUYỂN NHƯỢNG TAY BA?
Những vụ chuyển nhượng “tay ba” hiện vẫn là hình thức rất phổ biến trong bóng đá hiện đại. Ở Nam Mỹ, hầu hết ngôi sao đều có liên quan đến “sở hữu thứ ba”. Tại châu Phi cũng vậy, còn ở châu Âu thì tại Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha hình thức này được xem là có lợi cho mọi phía. Atletico Madrid trong vài năm gần đây thăng hoa tại La Liga và đấu trường châu Âu nhờ những cầu thủ “sở hữu thứ ba”, ví dụ Radamel Falcao. Nhờ tiếp cận được bên thứ ba mà Atletico dù không dư giả gì vẫn có được chân sút người Colombia và cũng bởi tác động của bên thứ ba, họ phải chấp nhận bán anh cho AS Monaco với giá khủng. 
 
Tuy nhiên, chính vì những động thái ngầm trong các vụ chuyển nhượng “tay ba” mà hình thức này không được chấp nhận ở một số giải đấu như Premier League. Luật của BTC giải Ngoại hạng Anh là cấm chuyển nhượng có “đối tác thứ ba”.  Rắc rối từ vụ chuyển nhượng Carlos Tevez từ West Ham sang M.U (vụ việc sau đó khiến West Ham bị phạt nặng) đã khiến ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh “cạch mặt” với những vụ chuyển nhượng có “đối tác thứ ba”. Nhưng cũng chính điều đó khiến họ phải nhận không ít ý kiến phản đối, bởi dư luận Anh vẫn có nhiều người cho rằng, các vụ chuyển nhượng tay ba có thể giúp những đội bóng nhỏ mạnh lên, giúp giải đấu giàu sức cạnh tranh hơn. 
 
Những “đối tác thứ 3” nổi tiếng 
1. MSI: Công ty này do Kia Joorabchian làm chủ, người được xem là đại diện của Mascherano và Tevez khi họ đến với West Ham. MSI có phần chia lớn trong mỗi vụ chuyển nhượng 2 cầu thủ này. Hiện MSI là bên sở hữu thứ ba của khoảng 60 - 70 cầu thủ.
 
 
2. Gestifute: Công ty của “cò” Mendes, có vai trò và ảnh hưởng lớn giúp các ngôi sao như Anderson, Di Maria hay Falcao rời Nam Mỹ đến với những CLB lớn hàng đầu châu Âu.
 
 
3. PWU: Nhóm 5 công ty của “cò” Dmitry Selyuk (đại diện của Yaya Toure), đặc biệt hiệu quả trong các phi vụ cầu thủ chuyển nhượng tại Đông Âu. Trước đây, chính PWU của Selyuk đóng vai đạo diễn đường đi nước bước của tiền vệ người Armenia, Henrikh Mkhitaryan. Vụ tiền đạo Lacina Traore từ Anzhi sang Monaco hồi đầu năm nay cũng do họ “mai mối”.
 


(báo bóng đá)