Bong da

cac-giai-khac

Châu Âu: Thời của tiền đạo cánh

Cập nhật: 02/03/2012 12:15 | 0

Kỷ nguyên hiện tại chứng kiến sự suy thoái của các trung phong và sự lên ngôi của các tiền đạo cánh như Cristiano Ronaldo, Robben, Ribery…




Trong suốt lịch sử bóng đá, vai trò của trung phong vô cùng quan trọng ở khâu tìm kiếm bàn thắng. Nhiều trung phong đã thành danh nhờ được chơi cao nhất đội hình, được cung cấp rất nhiều bóng, được dồn cơ hội theo kiểu “mắc màn chờ sẵn” mà điển hình là Andy Cole, Wright Yorke, Pippo Inzaghi, Klose…

Song, khi trung phong bị bắt chết hay bị phong tỏa, bàn thắng sẽ đến từ đâu? Câu hỏi đó khiến sơ đồ bắt đầu có nhiều biến thể để trở thành 4-2-3-1 hoặc quay lại với 4-3-3, sơ đồ cho phép mỗi đội bóng có nhiều mũi giáp công hơn. Chính vì thế, kỷ nguyên hiện tại chứng kiến sự suy thoái của vai trò trung phong và sự lên ngôi của các tiền đạo cánh như Cristiano Ronaldo, Robben, Ribery…

Mùa giải 2007/08, M.U lên ngôi nhưng người ghi bàn nhiều nhất không phải là trung phong Rooney mà lại là Ronaldo với 42 bàn. Không phải Rooney đá tệ hơn Ronaldo hay Tevez, mà anh phải làm mồi nhử để tạo khoảng trống cho hai mũi công từ biên. Thời điểm này, ở M.U, người đá trung phong cũng không ghi bàn nhiều hơn Rooney khi phải hy sinh như thế. Và ở Real, Benzema cũng không ghi bàn chủ lực mà người ấy là Ronaldo. Điều đó không khác gì Villa ở Barca. Ở châu Âu, giờ chỉ còn rất ít đội bóng dựa vào trung phong, như Arsenal. Và dễ hiểu, khi dựa vào trung phong quá mức, thành tích sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau mùa 2007/08 M.U vô địch, các chuyên gia gọi đội hình của M.U là “tương lai bóng đá” với sơ đồ 4-6-0. Sự hy sinh trung phong nhưng không giảm bớt quân số tấn công thường trực giúp không gian hoạt động của các cầu thủ tấn công được mở rộng hơn. Và dĩ nhiên, bàn thắng tới từ thay đổi chiến thuật ấy.

Có thể nói, khái niệm trung phong đã và đang bị khai tử. Và bởi vậy, dễ hiểu vì sao người ta cần trông chờ bàn thắng từ nhiều hướng thay vì chỉ 1 hay 2 hướng đơn giản.

Bongdaplus.vn