Bong da

Việt Nam

U23 Việt Nam và cơ hội đi tiếp ở bảng B 'tử thần': Cuộc tranh vé tay ba

Cập nhật: 02/06/2015 00:11 | 0

Không phải ngẫu nhiên mà bảng B của SEA Games 28 được gọi là “bảng đấu Tử thần” với sự xuất hiện của 3 anh hào trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Lào, Brunei hay Đông Timor tuy bị đánh giá là “chiếu dưới” nhưng là những ẩn số có thể tác động đến cuộc đấu tay ba trên.

U23 Việt Nam và cơ hội đi tiếp ở bảng B 'tử thần': Cuộc tranh vé tay ba
U23 Việt Nam và cơ hội đi tiếp ở bảng B 'tử thần': Cuộc tranh vé tay ba
HAI PHẦN THƯỞNG CHO 3 KẺ HÙNG TÂM
Có sự phân cực khá lớn giữa 2 bảng đấu ở môn bóng đá nam SEA Games 28. Bảng A, chủ nhà Singapore gần như chắc suất vào bán kết khi Campuchia, Philippines, Myanmar tỏ ra khá lép về còn Indonesia đang bị xáo trộn nhân tâm vì biến động thượng tầng. Còn bảng B lại quá chật chội với tham vọng đi tiếp của Malaysia, Việt Nam hay Thái Lan.
 
Nên nhớ, bảng B còn căng bởi số lần vô địch mà Thái Lan và Malaysia sở hữu. 
 
 
Một mặt, họ đưa các cầu thủ trẻ tham dự vòng loại U23 châu Á 2016 với sự dẫn dắt của HLV Ismail Razip. Mặt khác họ giữ một lực lượng vừa đủ để tập luyện dưới sự chỉ đạo của HLV Ong Kim Swee nhằm mục tiêu vô địch SEA Games 28. Ở tầm ĐTQG, Malaysia cũng có một bộ khung ổn định nhằm phục vụ cho ý đồ của chiến lược gia Dollah Salleh. 
 
Trở lại với U23 Malaysia “phiên bản tốt nhất” ở SEA Games 28, HLV Ong Kim Swee bất ngờ loại bộ đôi tiền đạo mà ông ưng ý nhất Rozaimi Abdul Rahman - cầu thủ đã ghi 15 bàn trong 15 trận cho U23 Malaysia và chân sút Ferris Danial, nhằm tạo điều kiện cho 2 cầu thủ mới chỉ 18, 19 tuổi - Muhamad Syafiq Ahmad và Kumaahran Sathasivam. 
 
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy sự chuẩn bị của Malaysia cho chiến dịch SEA Games thận trọng và kỹ lưỡng đến thế nào. Bởi HLV Ong Kim Swee có đủ thời gian để nhìn nhận, đánh giá, xem xét kỹ lưỡng phong độ, thể lực của các cầu thủ trước khi đăng ký 20 học trò đến Singapore. 
Còn U23 Việt Nam, bằng tài năng huấn luyện của HLV Toshiya Miura, bóng đá Việt Nam cũng đã gặt hái những thành công nhất định tại khu vực cũng như tầm châu Á. Với lối đá khoa học, tính toán kỹ lưỡng trước từng đối thủ, chiến lược gia Nhật Bản đã giúp Việt Nam lần đầu tiên vào tứ kết một kỳ ASIAD hay gần đây là vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar. 
Trước phương tiện truyền thông, HLV Miura vẫn chỉ dè dặt đặt chỉ tiêu vào bán kết. Song đằng sau đó, trong tham vọng của ông cũng như các học trò, tấm huy chương vàng mới chính là mục tiêu lớn nhất sau nhiều năm chờ đợi.
Suất vào bán kết chỉ dành cho 2 đội ở mỗi bảng. Và dựa trên tham vọng, con người cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể thấy trước cuộc đấu tay ba cam go của 3 kẻ hùng tâm ở bảng B. 
VAI TRÒ GÂY BIẾN CỦA “CHIẾU DƯỚI”
Tất nhiên, để có thể vào vòng bán kết, ngoài việc phải đánh bại các đối thủ chính (hoặc ít nhất là cầm chân nhau) thì Malaysia, Thái Lan và Việt Nam còn cần phải biết cách đánh bại những đối thủ được cho là yếu hơn là Lào, Brunei và Đông Timor.
Ngoài điểm số, yếu tố quan trọng thứ hai phân chia thứ hạng chính là hiệu số bàn thắng bại. Điều đó có nghĩa rằng, 3 đội cửa trên cần phải đặt mục tiêu “dội mưa gôn” vào lưới 3 đội “chiếu dưới” càng nhiều càng tốt. 
NHM đang phát sốt với cái tên Faiq Bolkiah - hoàng thân Brunei và đồng thời cũng là “viện binh” từ đội trẻ Chelsea, trong đội hình U23 Brunei tham dự SEA Games lần này. Song việc phụ thuộc vào một cầu thủ trẻ mới chỉ 18 tuổi, chưa có một chút kinh nghiệm nào ở SEA Games cũng đồng nghĩa lực lượng Brunei yếu thế ở mức nào. 
 
Một cánh én không thể làm nên mùa xuân. Kỹ năng thi đấu ở các giải đấu trẻ tại Anh mà Bolkiah có được cũng khó lòng gánh vác nổi cả một tập thể không có sức mạnh tốt nhất. 
 
 
Tuy nhiên, cũng chớ chủ quan trước những đội được xem là kẻ lót đường. Dù không có trong tay một lực lượng cũng như sức mạnh vượt trội như Việt Nam, Malaysia hay Thái Lan song 3 đội cửa dưới lại là ẩn số có thể làm thay đổi cục diện bảng đấu. 
 
Còn nhớ tại SEA Games 1997, U23 Malaysia đã phải ôm hận khi để thất bại 0-3 trước U23 Lào và qua đó để tuột mất tấm vé bán kết vào tay Việt Nam. Hay ở SEA Games 2013, U23 Indonesia cũng phải toát mồ hôi khi để hòa không bàn thắng trước U23 Đông Timor dẫn đến việc suýt chút nữa phải chia tay SEA Games từ sớm. 
 
Bóng đá Đông Timor và Lào đang chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua. Với Đông Timor, đó là những vụ “nhập khẩu” lực lượng các ngoại kiều đến từ châu Phi hoặc Nam Mỹ. Còn với Lào, chủ trương trẻ hóa, xây dựng các trung tâm đào tạo trẻ đang giúp họ gặt hái được thành công. Bằng chứng chính là vị trí nhì bảng J tại vòng loại U23 châu Á 2016. 
 
Cái duyên Thái Lan
Nếu tính từ SEA Games 1995 đến nay, Việt Nam đã 4 lần nằm chung bảng với ĐT Thái Lan. Và cả 4 lần đó, chúng ta đều lọt vào trận chung kết. Cụ thể: 
SEA Games 1995: Thua 1-3 ở vòng bảng; thua 0-4 ở chung kết
SEA Games 1999: Hòa 0-0 ở vòng bảng; thua 0-2 ở chung kết
SEA Games 2003: Hòa 1-1 ở vòng bảng, thua 0-1 ở chung kết
SEA Games 2009: Hòa 1-1 ở vòng bảng, thua 0-1 (Malaysia) ở chung kết.
 
 


(báo bóng đá)