Bong da

bong-da-trong-nuoc

Tìm HLV nội cho ĐTQG: Tại sao cần kiêm nhiệm?

Cập nhật: 12/04/2012 18:15 | 0

Tổng cục TDTT và VFF có lý do (chính đáng) để tìm HLV chuyên trách thay vì kiêm nhiệm cho các ĐTQG. Nhưng…

*Bạn cũng có thể bình luận về bài viết này trên

Như đã từng đề cập, việc tìm HLV trưởng cho các ĐTQG phải tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cho phép. Đây là những “phản biện” cho việc các ĐTQG cần có HLV kiêm nhiệm.

HLV nội đang chiếm ưu thế

Chỉ có 1/14 HLV đang hành nghề tại V-League 2012 là người nước ngoài. Và với HLV Choi Yoon Gyum, HA.GL dù đang xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng, nhưng về mặt lối chơi, đội bóng phố núi không có điểm gì đặc biệt, nếu không muốn nói là lạc hậu, bởi HA.GL luôn xuất phát với sơ đồ 3-5-2 có trung vệ thòng, chiến thuật bị xem là lỗi thời so với sự cấp tiến của làng bóng đá thế giới.


HLV Phan Thanh Hùng từng chia sẻ với rằng vai trò HLV trưởng và trợ lý cấp độ ĐT là không giống nhau

Trở lại với việc các HLV nội đang chiếm ưu thế ở V-League, từ thành tích cho đến phương pháp huấn luyện hiện đại. Tính từ thời điểm cuối cùng một người ngoại quốc từng đưa một CLB lên ngôi ở V-League với HLV Henrique Calisto ở ĐT.LA năm 2006 cách đây đã 6 năm rồi. Nó cho thấy điều gì? HLV nước ngoài chỉ đến VN khi không còn sự lựa chọn nào khác khả dĩ hơn. HLV Calisto thực chất cũng đã chỉ dùng bóng đá VN làm bệ phóng trước khi sang Thái Lan và lúc này là trở về với giải VĐQG Bồ Đào Nha.

Sau một quá trình đủ dài làm việc với những chuyên gia người nước ngoài, năng lực huấn luyện của thầy nội đã được nâng cấp và sự thật là họ làm được việc. Các HLV nội đem về 7/11 chức vô địch V-League cũng như gây được tiếng vang ở đấu trường châu lục, mà cụ thể là AFC Cup (với B.BD và SHB.ĐN cùng N.SG). Đấy là sự tiến bộ rất đáng ghi nhận.

Nên thử nghiệm, thay vì cứng nhắc quan điểm

Có một chi tiết ít ai để ý là, ngay cả khi làm trợ lý (HLV phó) cho các HLV hoặc chuyên gia nước ngoài, những ông thầy nội vẫn phải làm toàn thời gian, chứ không phải bán thời gian như nhiều người nghĩ. Họ có mặt từ những ngày đầu tiên, thậm chí là cố vấn luôn việc tuyển quân, cho đến khi các ĐTQG giải tán, ai về nhà nấy sau mỗi giải đấu. Và họ đều là các HLV trưởng hoặc trợ lý cấp CLB. Thế thì ai nói là HLV nội không thể chia sẻ trách nhiệm giữa CLB và các cấp độ ĐTQG, ngay cả trong việc kiêm nhiệm?!

Như HLV Phan Thanh Hùng hay HLV Nguyễn Văn Sỹ từng chia sẻ với , rằng vai trò HLV trưởng và trợ lý cấp độ ĐT là không giống nhau. Trước nhất là về quỹ thời gian, sau đó là trách nhiệm, là những liên đới. Cụ thể, như HLV Văn Sỹ từng nói: “Ở một thời điểm nào đó, một trợ lý có thể xin phép vắng mặt một đôi ngày để giải quyết công việc riêng, nhưng HLV trưởng thì không. Họ phải dồn toàn tâm, toàn lực cho các cấp độ ĐTQG. Họ chịu (và được hưởng) trách nhiệm trực tiếp với sự thành bại, còn trợ lý thì nhẹ hơn”.

Lịch sử bóng đá VN từ hơn 10 năm đổ lại đây cho thấy vai trò HLV trưởng các ĐTQG luôn được giao khoán cho những người nước ngoài. Chưa từng có tiền lệ một HLV (nội) kiêm nhiệm cả CLB cũng như ĐTQG. Ông Calisto năm 2010 cũng từng thất bại khi bày tỏ ý định kiêm nhiệm vai trò ở ĐTQG và HN.T&T. Bởi người ta sợ ĐTQG sẽ là “HN.T&T mở rộng” hay vì sự cấn cá nào khác?! Chúng ta không (hoặc chưa) thử nghiệm và không có những ngoại lệ. Với thầy nội (hoặc ngoại) kiêm nhiệm, biết đâu được?!

Hãy thử một lần xem sao!

TÙY PHONG

Thethaovanhoa.vn