Bạn có thể bình luận về bài viết này trên
Nhưng, có thể dễ dàng cảm nhận sự phân hóa giàu nghèo trong làng bóng đá Việt. Nó biểu hiện ở chính sách mua sắm, chế độ lương thưởng, cũng như những hạng mục đầu tư, chiến lược phát triển của các đội bóng. Theo đó, những SLNA, TĐCS.ĐT, K.KG… bị liệt vào hàng “con nhà nghèo”.
Các đội mạnh của V-League đều là những đội có tiềm lực tài chính - Ảnh VSI
Với trên dưới 10 tỷ từ các nhà tài trợ Tập đoàn Công nghiệp cao su VN hay Ngân hàng Kiên Long, ngân sách hoạt động của những TĐCS.ĐT và K.KG rơi vào khoảng 30-40 tỷ đồng/mùa giải, con số quá khiêm tốn so với tiền đầu tư vào bóng đá của B.BD, Sài Gòn FC hay anh em nhà HN.T&T & SHB.ĐN.
Người trong cuộc đã tự có những tính toán trong việc cân đối tài chính cho CLB, trong đó, SLNA luôn chỉ đem đi sân khách nhiều nhất 18 cầu thủ để tiết kiện chi phí di chuyển, ăn ở; K.KH luôn trung thành với phương tiện là xe buýt. cũng từng đề cập quỹ chuyển nhượng của K.KG ở giai đoạn một chưa tới 10 tỷ đồng.
Mang phận con nhà nghèo lẽ đương nhiên phải học cách vượt khó rồi. Và giấc mơ hay tham vọng của họ cũng cỏn con thôi. Không cần nói đến K.KG, mà ngay cả K.KH, CLB BĐ Hà Nội, V.HP hay TĐCS.ĐT bao năm qua cũng chỉ nuôi mộng trụ hạng. Thế đã là thành công rồi!
Cuộc chơi vốn công bằng, nhưng cũng nghiệt ngã lắm lắm và khi bóng đá chưa thể tự nuôi được chính mình, cảm giác như nó vẫn chỉ là cái thú chơi riêng của người giàu.
CCKM
Thethaovanhoa.vn