Bong da

bong-da-trong-nuoc

Bầu Kiên kiến nghị 3 Bộ về tính hợp pháp của hợp đồng VFF-AVG

Cập nhật: 04/01/2012 19:15 | 0

Ngày 4/1 bầu Kiên thay mặt Chủ tịch HĐQT VPF đã có công văn gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, Bộ Thông tin & Truyền thông về việc xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng giữa VFF và AVG.

Những diễn biến về “cuộc đua”về mặt pháp lý của những tranh luận xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình cácgiải bóng đá chuyên nghiệp xem ra ngày càng “gay cấn” khi các bên liên quanliên tiếp “tung chiêu”. Đúng như những tuyên bố từ ngày “cướp diễn đàn” ở cuộchọp tổng kết các giải VĐQG hồi tháng 9/2011, bầu Kiên đã quyết theo đuổi đếncùng những lập luận của ông và các “chiến hữu” ở VPF. Những ngày trước, bầuKiên đã khẳng định “Tôi làm đúng luật” và“Tôi không sợ phải ra tòa và nếu phải ra tòa để làmrõ ai đúng, ai sai thì đó cũng là điều tốt”. 

Khi phía VFF có công văn giảithích, có ý nhắc nhở VPF về những việc đã xảy ra, thì bầu Kiên đã thay mặt chủtịch HĐQT VPF gửi công văn lên các Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hóa-Thể thao & Dulịch, Bộ Thông tin & Truyền thông để kiến nghị các Bộ này xem xét về tínhhợp pháp của Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình của VFF và AVG.

Công văn của VPF đã đưa ranhững vấn đề gồm:

Căn cứ Nghị quyết số426/QN-LĐBĐVN ngày 28/1/22011 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc giaoquyền quản lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đáchuyên nghiệp Việt Nam cho Công ty VPF. Trong quá trình thực hiện Nghị quyếtnói trên, Công ty VPF nhận thấy cần phải xem xét lại tính hợp pháp của Hợp đồngchuyển nhượng bản quyền truyền hình số 08/HDD2010/VFF-AVG ngày 08/12/2010 vớinội dung VFF cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình tất cả cácgiải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, được ký bởi Liên đoàn bóng đá ViệtNam và Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG)…Mặc dù Công tyVPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của VFF, nhưng Công ty VPFnhận thấy nếu thực hiện Hợp đồng nói trên sẽ không phù hợp với các quy định củapháp luật hiện hành cụ thể như sau:

- Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 vàĐiều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định quyềnsở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF vàcác CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký Hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩmquyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện cácCLB đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thiđấu bóng đá chuyên nghiệp.

- Căn cứ điều 6 Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báochí năm 1999, Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thihành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí và Khoản 3Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày01/3/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chítrong lĩnh vực phát thanh, truyền hình quy định: "Giấy phép hoạt độngtruyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạtđộng phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênhchương trình truyền hình quảng bá...", thì vào thời điểm ký Hợp đồng ngày 08/12/2010,AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luậtđược nêu trên.

Đại diện của VPF mong các Bộ sớm xem xét và kết luận đê Công ty VPF có cơ sởpháp lý thực hiện đúng quyền hạn của mình, đảm bảo quyền lợi của các CLB Bóngđá và vì sự phát triển của Bóng đá Việt Nam.


Đức Minh

Thethaovanhoa.vn