Bong da

Quốc tế

Những câu chuyện ly kỳ về các số áo nổi tiếng

Cập nhật: 08/08/2015 00:18 | 0

Sau khi tiền vệ Xavi nói lời chia tay với Barcelona, chiếc áo số 6 huyền thoại của anh mới đây đã được bàn giao cho hậu vệ cánh phải Dani Alves. Nhân sự kiện Alves tiếp quản số áo tưởng như không dành cho một hậu vệ cánh phải, chúng ta hãy cùng điểm lại một số giai thoại liên quan đến số áo của những ngôi sao.

Những câu chuyện ly kỳ về các số áo nổi tiếng
Những câu chuyện ly kỳ về các số áo nổi tiếng
Số 10 của “Vua bóng đá” Pepe 
ĐT Argentina và bảng chữ cái
Số áo của các cầu thủ Argentina dự World Cup ban đầu được chọn dựa theo thứ tự bảng chữ cái. Thế nên mới có những chuyện kiểu như hậu vệ Heredia của Atletico được mang áo số 10 năm 1974. Nên năm 1978, chiếc áo số 10 được phân bổ hợp lý hơn khi thuộc về Kempes, nhưng tiền vệ Ardiles lại mang áo số 2, còn thủ môn Fillol mang áo số 5. Năm 1986, các số áo mới được nhìn nhận một cách đáng tôn trọng hơn, và Maradona là người có vinh dự được mang áo số 10.
 
Số 2 của Michel
Ở mùa giải 1984/1985, Real Madrid từng để thua Anderlecht 0-3 trên sân khách trước khi đè bẹp đại diện nước Bỉ với tỷ số 6-1 trong trận lượt về. Đây là trận đấu mà HLV Amancio của "Kền kền trắng" đã đưa ra hàng loạt sự điều chỉnh rất đáng chú ý, một trong số đó là để tiền vệ Michel mang áo số 2.
 
Số 1+8 của Zamorano

Zamorano mang áo số 18 ở Inter
Zamorano mang áo số 18+1 ở Inter

Tiền đạo Zamorano vốn mặc áo số 9 ở Inter cho tới khi chiếc áo này được trao lại cho tân binh Ronaldo vào năm 1997. Do vẫn thích chiếc áo số 9 nên cầu thủ người Chile này đã chuyển sang mang áo số 18 với dấu cộng ở giữa tượng trưng cho phép toán 1+8=9.
 
Treo số áo vĩnh viễn
Để ghi nhận những đóng góp to lớn của huyền thoại Diego Maradona, LĐBĐ Argentina từng đề xuất treo chiếc áo số 10 vĩnh viễn sau khi ông giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế. FIFA không chấp nhận phương án trên, nhưng ở Napoli chiếc áo số 10 của Maradona giờ không còn được trao cho bất kỳ cầu thủ nào khác.
 
Số 9 và 14 của “thánh Johan”
Hồi còn đá cho Ajax, Johan Cruyff sau một thời gian dài phải nghỉ thi đấu vì chấn thương gân khoeo đã tái xuất ở trận đấu với PSV hôm 30/10/1970 với chiếc áo số 14. Trước đó ông mang áo số 9 nhưng số áo này đã được trao lại cho Muhren. Kể từ đây, số áo 14 đã gắn liền với tên tuổi của “thánh Johan”.
 
Thánh Johan mang áo số 9 ở Barca
Thánh Johan mang áo số 9 ở Barca
 
Sau này khi chuyển đến Barca, Cruyff lại mang áo số 9 vì đội bóng xứ Catalan có truyền thống tung ra sân đội hình mạnh nhất gồm các cầu thủ mang áo từ số 1 đến số 11. Ngày nay ĐT Hà Lan vẫn tôn trọng truyền thống này, bằng chứng là ở World Cup 2014, họ từng đưa ra đội hình có số áo từ 1 đến 11 ở các trận đấu với Australia và Tây Ban Nha.
Khi mới tham dự kỳ World Cup đầu tiên cùng ĐT Tây Ban Nha, bộ đôi Javi Javi Martinez và Pedro không được quyền chọn số áo, trong khi cả đội chỉ còn 2 chiếc áo mang số 20 và 2 là chưa có chủ. Do không thích những số áo trên nên tiền đạo Pedro đã phải nhờ Fernando Torres thương lượng với 2 hậu vệ Raul Albiol và Alvaro Arbeloa để đổi áo. Cuối cùng Alba đã đồng ý mang áo số 2 và nhường áo số 18 cho Pedro.
Thủ môn từng ghi 128 bàn cho Sao Paulo Rogerio Ceni bất ngờ mang áo số 618 vào ngày 25/7/2005. Đây là hoạt động nhằm đánh dấu sự kiện anh cán mốc chơi 618 trận cho Sao Paulo. Sau trận đấu ấy Ceni lại quay trở lại với chiếc áo số 1.
Nhiều người có óc hài hước cho rằng Lizarazu chọn số áo 69 ở Bayern Munich vì thích kiểu quan hệ tình dục ngược đời. Tuy nhiên, theo giải thích của cựu hậu vệ người Pháp thì anh chọn con số nói trên vì mình sinh năm 1969, cao 1,69m và nặng 69kg.

 




(báo bóng đá)