Bong da

Quốc tế

Kỳ CN mùa Đông ra đời thế nào, hiệu quả ra sao?

Cập nhật: 28/12/2012 14:02 | 0

Kỳ chuyển nhượng tháng Giêng được áp dụng như một động thái tạo ra một chút náo nhiệt giữa mùa và giảm căng thẳng của kỳ chuyển nhượng mùa Hè. Nhưng dường như FIFA chưa thể đạt được mục đích của mình.

Kỳ CN mùa Đông ra đời thế nào, hiệu quả ra sao?
Kỳ CN mùa Đông ra đời thế nào, hiệu quả ra sao?
>> Top 5 bản hợp đồng tệ nhất Premier League mùa này
>> ĐHTB năm 2012 của L’Equipe: Chelsea chỉ có 1 người
>> HĐ mới cho Xabi Alonso: Tăng năm, không tăng lương


Thị trường chuyển nhượng chính thức được áp dụng sau khi FIFA đàm phán với Ủy ban châu Âu. Thực tế hệ thống chuyển nhượng các cầu thủ với nhau đã được thực hiện tại nhiều giải bóng đá châu Âu từ lâu trước khi FIFA đưa vào thành luật bắt đầu từ mùa 2003/04.  

Theo đó, FIFA quy định có 2 kỳ chuyển nhượng, một kỳ dài hơn (tối đa 2 tháng) trong giai đoạn nghỉ giữa 2 mùa giải hay còn gọi là kỳ CN mùa Hè, một kỳ ngắn hơn (tối đa 1 tháng) ở thời kỳ giữa một mùa giải, tức kỳ CN mùa Đông.


HLV Wenger thừa nhận ít có cầu thủ chất lượng trong kỳ CN Đông

Về thời gian của mỗi kỳ chuyển nhượng, sẽ do mỗi liên đoàn thành viên quyết định. Ví dụ như 4 liên đoàn lớn của châu Âu là Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha quy định TTCN mùa Đông sẽ bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 1/2. Riêng người Anh, kỳ CN mùa Đông sẽ mở cửa ngày 1/1 và khép lại ngày 31/1.

Câu hỏi lớn nhất mỗi khi TTCN mùa Đông mở cửa là: Liệu có cầu thủ nào chất lượng trong "phiên chợ" này hay không?

Từ khi được áp dụng trong mùa 2003/04, nguồn tiền được các CLB hầu hết tập trung vào TTCN mùa Hè bởi có nhiều thời gian hơn cho một cuộc cách mạng lực lượng triệt để. Trong khi đó, kỳ CN Đông thường diễn ra tẻ nhạt vì bản chất thời vụ của nó, với quan điểm chỉ bổ sung những vị trí của các cầu thủ dính chấn thương, hay khu vực còn yếu. Thực tế, TTCN tháng Giêng chỉ náo nhiệt trên các mặt báo lá cải với những thông tin nhiễu loạn đôi lúc như đẩy NHM vào mê cung.


Vidic là bản HĐ đắt giá hiếm hoi trong kỳ CN Đông của Man Utd

Luật Bosman là một trong những nguyên nhân đẩy phiên chợ Đông vào tình trạng ảm đạm. Các cầu thủ, hay chính xác hơn là những người đại diện của họ, bây giờ có trong tay rất nhiều quyền lực khi họ canh tới gần thời điểm kết thúc hợp đồng. Do vậy, những ngày đầu năm thường là thời điểm của sự "căng thẳng" của những trò đấu trí trên cả bàn đàm phán cũng như mặt báo giữa những CLB với các ngôi sao, và thường kết thúc với một mức lương mới, hậu hĩnh hơn.

Theo thời gian, như một quy luật chung, bất kỳ cầu thủ nào xuất hiện trên thị trường chuyển nhượng mùa Đông thường không nhận được nhiều mối quan tâm. Và kết quả là, những thỏa thuận mượn và cho mượn là tình trạng phổ biến của kỳ CN mùa Đông.


Nguồn bongdaplus.vn