Bong da

Quốc tế

Bảng tử thần nhìn từ quá khứ: Đội mạnh hơn vẫn "chết" như thường!

Cập nhật: 06/06/2014 00:07 | 0

Đã là bảng tử thần thì luôn chứa đựng sự khó lường và kịch tính. Trước đây, những bảng đấu chết chóc từng chứng kiến không ít bất ngờ gây sốc. Ngoài ra trong cuộc chiến châu Âu – Nam Mỹ, các đại diện Nam Mỹ cũng thường thất thế, nhưng Uruguay lại là một ngoại lệ...

Bảng tử thần nhìn từ quá khứ: Đội mạnh hơn vẫn
Bảng tử thần nhìn từ quá khứ: Đội mạnh hơn vẫn "chết" như thường!
Tổng hợp tin chuyển nhượng ngày 4/6
Cập nhật danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2014
 
KHÔNG THIẾU BẤT NGỜ 
Quy luật mạnh được yếu thua không phải lúc nào cũng lên tiếng tại các bảng đấu “cực nặng”. World Cup 2002, Argentina, Anh, Nigeria và Thụy Điển bị nhốt chung trong bảng đấu khó lường nhất. Argentina là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch với dàn sao gồm những Batistuta, Crespo, Simeone, Ortega, Veron... Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi thầy trò Bielsa bị loại ngay vòng bảng (sau Anh và Thụy Điển). 
 
Bốn năm trước đó tại Pháp, TBN cũng là nạn nhân khó tin của bảng tử thần cùng với Nigeria, Paraguay và Bulgaria. Đội bóng hùng mạnh của Raul, Luis Enrique chỉ thắng được Bulgaria, còn lại thua Nigeria và bị Paraguay cầm hòa. 
 
Bất ngờ luôn tiềm ẩn tại các bảng tử thần. Ở World Cup 1994, Italia được đánh giá cao nhất trong bảng đấu chết chóc cùng với những Mexico, CH Ireland, Na Uy. Nhưng rốt cuộc, cả bốn đội đều thắng 1, hòa 1 và thua 1. Italia rơi xuống thứ ba vì kém hiệu số phụ. Nhưng rất may Azzurri vẫn đi tiếp nhờ là đội thứ ba xuất sắc nhất.
 
Liên hệ tới bảng D tại World Cup 2014, không thể nói trước điều gì cho dù Italia và Anh được đánh giá nhỉnh hơn Uruguay. 
 
 
URUGUAY - NGOẠI LỆ CỦA NAM MỸ
Nam Mỹ và châu Âu là hai khu vực bóng đá phát triển cao nhất thế giới. Và điều hiển nhiên là các bảng tử thần thường có sự xuất hiện của các đại diện đến từ hai khu vực này. Nhìn lại các kỳ World Cup trước kia, những đội bóng đến từ Nam Mỹ thường chơi không tốt trong các bảng đấu tử thần.
 
Gần nhất như đã nhắc ở trên là World Cup 2002, khi Argentina bị loại trong bảng đấu mà Anh và Thụy Điển giành vé đi tiếp. Trước đó tại Espana 1982, ba đội bóng khổng lồ Argentina, Brazil và Italia nhốt chung vào C tại vòng bảng thứ hai (World Cup thời điểm đó còn vòng bảng thứ hai). Kết cục, Italia đã đánh bại cả hai đối thủ Nam Mỹ để giành chiếc vé vào bán kết. Đội bóng của thủ môn huyền thoại Dino Zoff sau đó tiến thẳng một mạch tới ngôi vô địch.
 
Uruguay vì thế có đôi chút thất thế khi phải nằm chung bảng với hai đội bóng hàng đầu châu Âu là Anh và Italia tại bảng D World Cup 2014. Nhưng cần nhắc lại đây không phải lần đầu tiên Uruguay rơi vào bảng tử thần với các ông lớn châu Âu. Tại World Cup 1966, đại diện Nam Mỹ cũng nằm chung bảng với Anh, ngoài ra còn có Pháp và Mexico. Và rốt cuộc Uruguay đã chơi xuất sắc với 1 thắng, 2 hòa để cùng Anh giành quyền đi tiếp. 48 năm sau, liệu đội quân của HLV Oscar Tabarez có tái hiện thành tích ấn tượng tại bảng tử thần 1966. 
 
Italia, chuyên gia vượt bảng tử thần
Trong lịch sử World Cup, Italia không may khi thường rơi vào các bảng tử thần. Nhưng trong khó khăn họ lại chứng tỏ bản lĩnh đáng gờm khi luôn giành vé đi tiếp. 
World Cup 1994: Mexico, CH Ireland, Italia*, Na Uy
World Cup 1982: Italia, Brazil, Argentina
World Cup 1978: Italia, Argentina, Pháp, Hungary (vòng bảng 1)
World Cup 1978: Hà Lan, Italia, Tây Đức, Áo (vòng bảng 2)
(đội in đậm giành vé đi tiếp)

 

(báo bóng đá)