Bong da

Tây Ban Nha

Messi phiên bản 3.0: Từ năm 'thảm họa' 2014 đến người hùng 2015

Cập nhật: 06/06/2015 17:38 | 0

Vẫn biết lịch sử luôn lặp lại, nhưng đôi khi nó diễn ra chính xác đến mức kỳ lạ so với quá khứ. Câu chuyện về Lionel Messi là một ví dụ điển hình.

Messi phiên bản 3.0: Từ năm 'thảm họa' 2014 đến người hùng 2015
Messi phiên bản 3.0: Từ năm 'thảm họa' 2014 đến người hùng 2015
Những ai đã xem Nhận định và bình luận trước trận Juventus - Barcelona



Đó tất nhiên cũng được nhắc tới như một siêu phẩm “tái bản” từ pha dẫn bóng của Diego Maradona trong trận đấu giữa ĐT Argentina với ĐT Anh 3 thập kỷ trước. Hai huyền thoại bóng đá, một kiểu ghi bàn, chia làm 3 dịp khác nhau, và mỗi bàn thắng cũng đều có những ý nghĩa của riêng nó.

Bàn thắng ở World Cup 1986 từ lâu đã được đông đảo công chúng xem như một pha bóng tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của thiên tài Maradona. Trong khi đó, “bản copy” của Messi - chạy qua 55 mét, vượt 6 cầu thủ trong vòng 12 giây trận gặp Getafe là chìa khóa mở ra cánh cửa vào ngôi đền những huyền thoại bóng đá cho một thiên tài mới. Cuối cùng, bàn thắng ngẫu hứng hôm thứ Bảy tuần trước có lẽ sẽ trở thành tiêu biểu cho đỉnh cao sự nghiệp của Leo. Đúng vậy, Messi đang đạt tới độ chín sự nghiệp của mình.

Messi lúc này dường như là một người hoàn toàn khác so với chính anh ở World Cup 2014. Suốt cả giải, thay vì là “hạt nhân” trong lối chơi và tham gia tích cực vào chiến thuật chung, thì siêu sao xứ Tango đơn giản chỉ loanh quanh bên phần sân đội bạn và tỏ ra chẳng mấy hào hứng hỗ trợ đồng đội. Phải tới khi bóng tới chân, anh gần như mới tham dự vào trận đấu.


Đó là một sự thay đổi kỳ lạ, nếu biết rằng Messi luôn hăng hái nhiệt tình đôi lúc đến mức ngây thơ. Trạng thái lười biếng và thờ ơ trên sân cỏ chưa bao giờ nằm trong “từ điển” của siêu sao này, ít nhất là cho tới kỳ World Cup diễn ra tại Brazil. Lý do có lẽ đơn giản từ chỉ đạo của Alejandro Sabella: “Cứ tập trung vào ghi bàn thôi, đừng phí thể lực quý báu của mình vào áp sát hay lùi sâu tìm bóng. Chuyện đó đã có người khác lo!”.

Dù có thể không hài lòng với chỉ thị đó, nhưng Messi quả đã xuất hiện trong một phần ba sân đối phương nhiều hơn. Giống như Cristiano Ronaldo ở ĐT Bồ Đào Nha và Real Madrid, La Pulga biết thế nào là cảm giác đứng thảnh thơi xem các đồng đội làm thay nhiệm vụ của mình dưới ánh nắng oi ả. Nhưng CR7 ở độ tuổi xấp xỉ “băm” phải thay đổi cách chơi để tồn tại đã đành, Messi đang ở đỉnh cao sự nghiệp lại bị gò bó như vậy chưa hẳn đã là hay.

Messi đã ghi được 4 bàn thắng đẹp ở World Cup, nhưng cách chơi mới của anh vẫn khiến người ta cảm thấy thật kỳ cục. Cứ như thể một đứa trẻ ngoan hiền tự dưng trở nên cáu kỉnh và ích kỷ. Nhưng may mắn thay, 6 tháng qua là quãng thời gian siêu sao người Argentina tìm lại niềm cảm hứng cũ, tìm lại lối chơi đã đưa anh lên tầm huyền thoại.

Không chỉ gắn kết hơn với lối chơi chung, Messi còn đóng vai trò người tổ chức nhiều hơn trước. Trong màu áo ĐT Argentina hồi mùa Hè năm ngoái, anh giống như một ông lão đánh rơi kính áp tròng, luẩn quẩn tìm kiếm trong vòng cấm địa đối phương; về lại Nou Camp, Messi trở lại đầy tươi mới, và kết quả trực tiếp là thành tích ngày càng tốt hơn của Barca mùa này.


Tính riêng tại La Liga, mùa 2014/15 Messi tung ra 33 đường chọc khe, hơn nhiều so với con số này của 2 mùa trước đó cộng lại (24). Anh cũng chuyền bóng nhiều hơn hẳn mùa trước, 1742 so với 1104. Tất nhiên, hiệu quả những đường chuyền ấy cũng cao hơn, anh đã có số đường kiến tạo nhiều hơn bất kỳ mùa bóng nào trong sự nghiệp.

Kể từ đây, sức mạnh của Barca chuyển từ hàng tiền vệ (như thời Pep Guardiola) lên hàng tấn công. Dưới triều đại của Luis Enrique, đội bóng xứ Catalan đã từ bỏ lối chơi cầm bóng nhẩn nha rình rập để kết liễu đối thủ, chuyển sang cách tấn công mới trực diện và tốc độ hơn. Cách chơi của Messi cũng đồng đội hơn, trực tiếp giúp Neymar và Luis Suarez bừng sáng.

Cần nhớ lại rằng, siêu sao xứ Tango đã từng bị chỉ trích ra sao sau kỳ World Cup, khi anh bước vào mùa giải 2014/15 với phong độ tương tự. Thời điểm Barca bị Real Madrid đánh bại 1-3 tại Bernabeu hồi tháng 10 năm ngoái, người ta phải đặt ra câu hỏi: “Phải chăng những ngày tươi đẹp nhất của Messi đã qua cùng với sự suy tàn của tiqui-taca?”.

Câu trả lời được Barca đưa ra ngay sau đó, với những kết quả khả quan hơn nhờ lối chơi đang dần được định hình. Nhưng cũng phải tới đầu tháng 1 năm nay, đặc biệt là ở trận thắng trước Atletico Madrid, mọi nghi ngờ mới được dẹp yên, không chỉ về trường hợp của Messi mà còn với Suarez, Neymar và cả HLV Enrique. Từ thời điểm đó, ở xứ Catalan chỉ có một màu hồng. 27 chiến thắng trong 31 trận, 35 bàn cho cá nhân Messi, và cú ăn ba vĩ đại trong tầm tay.


Trong tháng Ba, Messi từng chia sẻ: “Từ thảm họa sa sút phong độ, tôi đã tìm lại được chính mình trong thời gian quá ngắn”. Điều đó một phần được trợ giúp bởi 2 người đá cùng anh trên hàng tấn công. Đành rằng Barca trước nay vốn luôn nổi tiếng với những bộ ba tấn công xuất chúng, nhưng những ngôi sao như Thierry Henry, Samuel Eto’o, David Villa, Pedro hay Alexis Sanchez khi ở Nou Camp đều chung một đặc điểm: Họ luôn chấp nhận hy sinh vì Messi.

Suarez và Neymar lại khác. Không quá vì chủ nghĩa cá nhân như Zlatan Ibrahimovic, nhưng hai cầu thủ tấn công Nam Mỹ này đều cần được bó vào trung tâm nếu muốn phát huy hết khả năng. Chẳng thế mà ngay khi Suarez trở lại sau án treo giò, Messi đã trở lại hành lang cánh phải, nơi anh từng thi đấu ở giai đoạn khởi nghiệp. Nghe thì có vẻ ngược đời, nhưng có lẽ chính sự "đòi hỏi" trong lối chơi của Suarez và Neymar đã trở thành sức ép tích cực giúp Messi phát huy khả năng làm bóng, thay vì ngồi rung đùi chờ sự "phục vụ" của các đối tác và gánh vác toàn bộ trọng trách ghi bàn của cả đội.







(báo bóng đá)