1. Muhammad Ali chê Joe Frazier xấu trai đến mức “anh ta nên quyên góp cái mặt mình cho Cục bảo vệ động vật hoang dã”, và tả rằng khi Frazier khóc thì nước mắt chạy vòng quanh cái mặt xấu xí ấy rồi cuối cùng chảy ngược lên đỉnh đầu.
Đó chỉ là một trong vô số những câu chuyện về Ali và Frazier, cặp kình địch lớn nhất trong lịch sử quyền Anh thế giới. Cả hai đều là những huyền thoại, và chẳng có gì gay cấn bằng sự kình địch của hai huyền thoại môn đấm bốc: họ từng đánh nhau suýt chết tại cuộc so găng ở Manila năm 1975, trận đấu mà ESPN xếp thứ 5 trong những sự kiện thể thao vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Nhưng người ta kể rằng, khi đám tang của Joe Frazier được tổ chức bí mật hồi năm ngoái, Ali đã đến. Ông già 70 tuổi giờ bị parkinson, phải có người dìu để run rẩy bước vào nhà thờ. Nhưng đến cuối, khi người chủ trì lễ tang mời mọi người đứng dậy để bày tỏ tình cảm với người quá cố, Ali vẫn cố đứng dậy và vỗ tay “như một thanh niên”.
2. Những mối thù trong thể thao không nhất thiết phải là mối thù ngoài cuộc sống, và những nhân cách trên sân đấu chưa chắc đã là nhân cách của con người ngoài đời.
Đó chỉ là một trong vô số những câu chuyện về Ali và Frazier, cặp kình địch lớn nhất trong lịch sử quyền Anh thế giới. Cả hai đều là những huyền thoại, và chẳng có gì gay cấn bằng sự kình địch của hai huyền thoại môn đấm bốc: họ từng đánh nhau suýt chết tại cuộc so găng ở Manila năm 1975, trận đấu mà ESPN xếp thứ 5 trong những sự kiện thể thao vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Nhưng người ta kể rằng, khi đám tang của Joe Frazier được tổ chức bí mật hồi năm ngoái, Ali đã đến. Ông già 70 tuổi giờ bị parkinson, phải có người dìu để run rẩy bước vào nhà thờ. Nhưng đến cuối, khi người chủ trì lễ tang mời mọi người đứng dậy để bày tỏ tình cảm với người quá cố, Ali vẫn cố đứng dậy và vỗ tay “như một thanh niên”.
2. Những mối thù trong thể thao không nhất thiết phải là mối thù ngoài cuộc sống, và những nhân cách trên sân đấu chưa chắc đã là nhân cách của con người ngoài đời.
Hôm qua, khi Barca thông báo Eric Abidal sẽ phải ghép gan, kẻ thù của anh cũng bày tỏ sự cảm thông. Iker Casillas viết trên Facebook rằng: “Màu cờ sắc áo lúc này chẳng có ý nghĩa gì, con người mới quan trọng. Hãy mạnh mẽ lên Abidal!”.
Cử chỉ ấy sẽ là bình thường với bất cứ mối quan hệ người với người nào. Nhưng đã có quá nhiều xấu xí trong mối quan hệ Barca-Real để thấy rằng, đó là một hành động đẹp, đặc biệt khi Casillas phủ nhận cả giá trị của màu áo trong phát ngôn.
3. Nhân cách trên sân đấu chưa chắc là nhân cách ngoài đời. Ryan Giggs và John Terry là ví dụ, những cầu thủ Barca ăn vạ trên sân nhưng tuyệt-nhiên-không-điều-tiếng ngoài đời là ví dụ. Lời chia sẻ của Casillas, thoạt nhìn rất đỗi bình thường, nhưng thực chất là một tuyên ngôn sắt đá rạch ròi “sân đấu” và “cuộc đời”.
Tuyên ngôn ấy có giá trị, bởi có nhiều người ngoài cuộc không hiểu được nó. Những CĐV vẫn sẵn sàng rủa xả và hành hung “phe đối phương”. Họ ghét một hình ảnh thể thao, nhưng có thể sỉ nhục, và đôi lúc giết một con người.
Tuyên ngôn ấy có giá trị, bởi nhiều người trong cuộc cũng không hiểu được nó. Khi Iker Casillas chủ động xin lỗi và làm lành với Xavi và Puyol sau vụ xô xát diễn ra sau trận Siêu Cúp Tây Ban Nha 2011, Jose Mourinho đã nhấm nhẳng rằng: “Chúng tôi chỉ phải xin lỗi CĐV Madrid”, rồi ném đội trưởng Real lên băng ghế dự bị trong trận sau đó. Đó là một con người mà không ai phân định được “nhân cách bóng đá” và “nhân cách đời thật” của ông ta.
Thứ gọi là “thù hận” trong bóng đá thật ra chỉ là gia vị của cuộc chơi. Ai là người thích khiêu khích đối phương nhất làng bóng châu Âu? “Máy sấy tóc” Alex Ferguson, người không biết bao nhiêu lần bôi bác Liverpool, Chelsea và Arsenal. Và ông cũng chính là người viết thư gửi tất cả các CĐV M.U yêu cầu họ hành xử đẹp sau vụ Suarez-Evra. Gia vị không thể là món chính.
Eric Abidal lên bàn ghép gan. Và chẳng cần xét đến tư cách một con người ngoài đời, bất kỳ ai yêu bóng đá cũng nên chúc phúc cho anh: đó là một cầu thủ giỏi.
Cử chỉ ấy sẽ là bình thường với bất cứ mối quan hệ người với người nào. Nhưng đã có quá nhiều xấu xí trong mối quan hệ Barca-Real để thấy rằng, đó là một hành động đẹp, đặc biệt khi Casillas phủ nhận cả giá trị của màu áo trong phát ngôn.
3. Nhân cách trên sân đấu chưa chắc là nhân cách ngoài đời. Ryan Giggs và John Terry là ví dụ, những cầu thủ Barca ăn vạ trên sân nhưng tuyệt-nhiên-không-điều-tiếng ngoài đời là ví dụ. Lời chia sẻ của Casillas, thoạt nhìn rất đỗi bình thường, nhưng thực chất là một tuyên ngôn sắt đá rạch ròi “sân đấu” và “cuộc đời”.
Tuyên ngôn ấy có giá trị, bởi có nhiều người ngoài cuộc không hiểu được nó. Những CĐV vẫn sẵn sàng rủa xả và hành hung “phe đối phương”. Họ ghét một hình ảnh thể thao, nhưng có thể sỉ nhục, và đôi lúc giết một con người.
Tuyên ngôn ấy có giá trị, bởi nhiều người trong cuộc cũng không hiểu được nó. Khi Iker Casillas chủ động xin lỗi và làm lành với Xavi và Puyol sau vụ xô xát diễn ra sau trận Siêu Cúp Tây Ban Nha 2011, Jose Mourinho đã nhấm nhẳng rằng: “Chúng tôi chỉ phải xin lỗi CĐV Madrid”, rồi ném đội trưởng Real lên băng ghế dự bị trong trận sau đó. Đó là một con người mà không ai phân định được “nhân cách bóng đá” và “nhân cách đời thật” của ông ta.
Thứ gọi là “thù hận” trong bóng đá thật ra chỉ là gia vị của cuộc chơi. Ai là người thích khiêu khích đối phương nhất làng bóng châu Âu? “Máy sấy tóc” Alex Ferguson, người không biết bao nhiêu lần bôi bác Liverpool, Chelsea và Arsenal. Và ông cũng chính là người viết thư gửi tất cả các CĐV M.U yêu cầu họ hành xử đẹp sau vụ Suarez-Evra. Gia vị không thể là món chính.
Eric Abidal lên bàn ghép gan. Và chẳng cần xét đến tư cách một con người ngoài đời, bất kỳ ai yêu bóng đá cũng nên chúc phúc cho anh: đó là một cầu thủ giỏi.
Bongdaplus.vn