Tương quan lương giữa 2 nhóm lao động này rõ ràng quá chênh lệch, nhưng hiệu quả và cống hiến thì e rằng lại là một trời một vực.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội tài chính Mỹ, một nhân viên phục vụ khách sạn phải làm việc 38,6 tiếng/tuần để cuối tháng bỏ túi khoảng 2.300 euro. Một phi công chuyên nghiệp, trải qua hàng loạt khóa đào tạo nghiệp vụ, hàng nghìn giờ bay thử, thu nhập quả có khá hơn: Khoảng 9.122 euro/tháng. Giáo viên, công việc được coi là cao quý tại châu Âu, cũng chỉ mang về cao nhất 4.000 euro/tháng cho 40 giờ làm việc mỗi tuần.
Nhìn vào những thống kê trên, không biết các trọng tài có cảm thấy bản thân họ được đãi ngộ quá tốt hay không? Cùng tờ Marca phân tích công việc một tháng của các trọng tài và phần thu nhập họ nhận về để thấy, không thể cứ mãi bao biện rằng, trọng tài cũng là con người và sai sót rõ ràng không thể tránh khỏi.
Cụ thể: Ngoại trừ những tuần có trận đá bù vào giữa tuần, hoặc cúp châu Âu thi đấu, trọng tài chỉ bận rộn trong khoảng 3 ngày cuối tuần. Tại La Liga, các ông vua áo đen phải tự di chuyển đến thành phố nơi trận đấu họ chuẩn bị cầm cân nảy mực diễn ra, ở lại thành phố đó trong một đêm, và có mặt tại SVĐ sớm hơn các cầu thủ khoảng 2-3 tiếng.
Công việc đơn giản là vậy, mà lương một trọng tài bắt chính tại các giải đấu hạng cao nhất mỗi quốc gia chí ít cũng cao hơn một phi công. Ở La Liga, lương dành cho một trọng tài là 18.000 euro/tháng. Chi phí để di chuyển từ nhà đến thành phố nơi họ tác nghiệp được Hiệp hội trọng tài hỗ trợ 0,19 euro/ km. Các trọng tài còn được phụ cấp 53 euro tiền ăn mỗi ngày và 3.400 euro cho mỗi trận đấu sạch (khái niệm “sạch” ở đây tự do họ quy định, lợi quá còn gì).
Như vậy, nếu không có “phốt” nào trong năm, một trọng tài chuyên nghiệp có thể dư sức bỏ túi khoảng 200.000 euro/năm (ở giải đấu siêu sang cỡ Premiership còn cao hơn - xem bảng). Con số này có thể là “muỗi” so với thu nhập của các cầu thủ, nhưng so với mặt bằng chung đã là khá giả lắm rồi. Nên biết rằng, GDP bình quân ở TBN theo đầu người rơi vào khoảng 25.000 euro/năm. Trọng tài kiếm bẫm như thế, mà hễ mở miệng ra là: “Làm gì có trọng tài nào sống được nhờ lương”, không biết bộ phận phải làm việc trên 30 tiếng/tuần chỉ để bỏ túi cỡ 3.000-4.000 euro/tháng sẽ nghĩ gì?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà báo chí TBN bỗng dưng moi chuyện thu nhập của trọng tài trên khắp thế giới. Dạo gần đây, từ Premiership, Serie A tới La Liga, người ta thấy nhan nhản những sai lầm không thể chấp nhận được của các ông vua sân cỏ. Bị báo chí “đánh” dữ quá, một trọng tài (giấu tên) lên báo than vãn: “Bây giờ trọng tài không sống nhờ lương, phải làm nghề tay trái, nên phần lớn trọng tài đều là nghiệp dư”.
Thế lại càng dễ giận. Nghiệp dư, tức là không cần đào tạo chuyên nghiệp, không cần trải qua quãng thời gian cực khổ thử việc, nhưng lại bỏ túi khoản thu nhập cao gấp cả chục lần so với những ngành nghề chuyên nghiệp khác, vậy là cái lý gì?
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội tài chính Mỹ, một nhân viên phục vụ khách sạn phải làm việc 38,6 tiếng/tuần để cuối tháng bỏ túi khoảng 2.300 euro. Một phi công chuyên nghiệp, trải qua hàng loạt khóa đào tạo nghiệp vụ, hàng nghìn giờ bay thử, thu nhập quả có khá hơn: Khoảng 9.122 euro/tháng. Giáo viên, công việc được coi là cao quý tại châu Âu, cũng chỉ mang về cao nhất 4.000 euro/tháng cho 40 giờ làm việc mỗi tuần.
Nhìn vào những thống kê trên, không biết các trọng tài có cảm thấy bản thân họ được đãi ngộ quá tốt hay không? Cùng tờ Marca phân tích công việc một tháng của các trọng tài và phần thu nhập họ nhận về để thấy, không thể cứ mãi bao biện rằng, trọng tài cũng là con người và sai sót rõ ràng không thể tránh khỏi.
Cụ thể: Ngoại trừ những tuần có trận đá bù vào giữa tuần, hoặc cúp châu Âu thi đấu, trọng tài chỉ bận rộn trong khoảng 3 ngày cuối tuần. Tại La Liga, các ông vua áo đen phải tự di chuyển đến thành phố nơi trận đấu họ chuẩn bị cầm cân nảy mực diễn ra, ở lại thành phố đó trong một đêm, và có mặt tại SVĐ sớm hơn các cầu thủ khoảng 2-3 tiếng.
Công việc đơn giản là vậy, mà lương một trọng tài bắt chính tại các giải đấu hạng cao nhất mỗi quốc gia chí ít cũng cao hơn một phi công. Ở La Liga, lương dành cho một trọng tài là 18.000 euro/tháng. Chi phí để di chuyển từ nhà đến thành phố nơi họ tác nghiệp được Hiệp hội trọng tài hỗ trợ 0,19 euro/ km. Các trọng tài còn được phụ cấp 53 euro tiền ăn mỗi ngày và 3.400 euro cho mỗi trận đấu sạch (khái niệm “sạch” ở đây tự do họ quy định, lợi quá còn gì).
Như vậy, nếu không có “phốt” nào trong năm, một trọng tài chuyên nghiệp có thể dư sức bỏ túi khoảng 200.000 euro/năm (ở giải đấu siêu sang cỡ Premiership còn cao hơn - xem bảng). Con số này có thể là “muỗi” so với thu nhập của các cầu thủ, nhưng so với mặt bằng chung đã là khá giả lắm rồi. Nên biết rằng, GDP bình quân ở TBN theo đầu người rơi vào khoảng 25.000 euro/năm. Trọng tài kiếm bẫm như thế, mà hễ mở miệng ra là: “Làm gì có trọng tài nào sống được nhờ lương”, không biết bộ phận phải làm việc trên 30 tiếng/tuần chỉ để bỏ túi cỡ 3.000-4.000 euro/tháng sẽ nghĩ gì?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà báo chí TBN bỗng dưng moi chuyện thu nhập của trọng tài trên khắp thế giới. Dạo gần đây, từ Premiership, Serie A tới La Liga, người ta thấy nhan nhản những sai lầm không thể chấp nhận được của các ông vua sân cỏ. Bị báo chí “đánh” dữ quá, một trọng tài (giấu tên) lên báo than vãn: “Bây giờ trọng tài không sống nhờ lương, phải làm nghề tay trái, nên phần lớn trọng tài đều là nghiệp dư”.
Thế lại càng dễ giận. Nghiệp dư, tức là không cần đào tạo chuyên nghiệp, không cần trải qua quãng thời gian cực khổ thử việc, nhưng lại bỏ túi khoản thu nhập cao gấp cả chục lần so với những ngành nghề chuyên nghiệp khác, vậy là cái lý gì?
Bongdaplus.vn