Tưởng niệm 75 năm thảm họa Munich: Lời nhắc nhở cho Luis van Gaal
Xin trả lời: chưa đủ. Vì truyền thống của M.U không chỉ là đá đẹp mà còn phải trưng dụng những cầu thủ tự đào tạo nữa. Sở dĩ thế hệ vàng của M.U ngày ấy được gọi là “đám trẻ nhà Busby” là bởi HLV huyền thoại này đã luôn chú trọng ươm mầm cho các tài năng trẻ.
Truyền thống ấy sau này đã được Sir Alex Ferguson kế thừa một cách tuyệt vời với thế hệ 1992 tài danh. Sau đó, dù tuyến trẻ không còn sản sinh ra nhiều tài năng xuất chúng như Ryan Giggs, Paul Scholes… Sir Alex vẫn luôn ưu ái dành thời gian để trui rèn những Wes Brown hay Darren Fletcher, người ngỡ như đã gia nhập West Ham nhưng sau đó lại đầu quân cho West Brom.
Trước đó, M.U đã vô địch Cúp C1 năm 1968 với không ít những cầu thủ tự đào tạo, nổi bật nhất tất nhiên là huyền thoại George Best. Câu châm ngôn “người M.U dùng hàng M.U” đã trở thành DNA của của đội bóng. Từ Duncan Edwards đến Hames Wilson, M.U là CLB không ngại dùng những “cậu bé”, dù cho phải nhận những lời dè bỉu kiểu như: “Bạn sẽ không thể thắng bất kỳ danh hiệu nào với bọn trẻ”.
Thế nhưng Louis van Gaal tạo cảm giác ông đang xa rời truyền thống ấy, thông qua việc bán Danny Welbeck hồi mùa hè, đồng thời rót 150 triệu bảng cho những bản hợp đồng ngoại quốc. Khi Giám đốc điều hành Ed Woodward đang ôm mộng đưa M.U đi theo con đường “Galacticos” của Real Madrid, tương lai M.U sẽ hứa hẹn đón thêm nhiều bản hợp đồng bom tấn.
Điều đó tạo ra câu hỏi lớn: tương lai của những Wilson, Paddy McNair hay Tyler Blackett sẽ đi về đâu? Liệu trong số đó có ai đủ tiềm năng để trở thành một Ryan Giggs hay Paul Scholes mới nhưng rốt cục lại bị thui chột vì không có thực tiễn thi đấu. Nói đâu xa, sự tiến bộ của Adnan Januzaj mùa này liên tục bị ngắt quãng. Cứ sau một vài trận đấu tốt, ngôi sao trẻ này lại bị cho ngồi dự bị.
Trong trận gặp Leicester City hồi tuần trước, số cầu thủ do M.U đào tạo trong đội hình của HLV Nigel Pearson còn nhiều hơn của M.U. Thực vậy. Danny Simpson và Danny Drinkwater đều từng ăn cơm ở đội trẻ của “Quỷ đỏ” trong đó Januzaj là cái tên tự đào tạo duy nhất trong đội hình M.U trước đó.
Tất nhiên chúng ta không quên chính Van Gaal là người đã đào tạo ra Edgar Davids ở Ajax, Thomas Mueller ở Bayern hay Andres Iniesta ở Barcelona, nhưng áp lực phải nhào nặn M.U ngay lập tức trở thành một đội bóng mạnh có thể khiến Van Gaal xao nhãng phần nào công tác trui rèn tài năng trẻ, vốn cũng là sở trường của ông.
Pha ghi bàn của James Wilson vào lưới Cambridge, màn trình diễn không tồi của Patrick McNair cũng trong trận đấu ấy chính là những lời nhắc nhở dành cho Van Gaal. Nếu chưa đủ, chuyến viếng thăm đài tưởng niệm của thế hệ “Busby Babes” mới đây có lẽ sẽ gợi lại cho Van Gaal chút gì đó về truyền thống kiêu hùng của “Quỷ đỏ”.
Januzaj có thể thành Giggs, McNair có thể thành Gary Neville, Wilson có thể thành Scholes, miễn là họ được trao cơ hội để tiến bộ!
NHỮNG MẦM NON M.U THỂ HIỆN THẾ NÀO?
1. Tyler Blackett
(20 tuổi, 623 phút, 0 bàn):
Đầu mùa giải, Blackett được Van Gaal sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, Blackett không thể hiện được sự chắc chắn và sau đó thì ít có cơ hội vào sân.
2. Pat McNair
(19 tuổi, 622 phút, 0 bàn):
McNair cũng được Van Gaal trao nhiều cơ hội vào sân giai đoạn đầu mùa. Trung vệ này cũng được đánh giá cao hơn Blackett.
3. Adnan Januzaj
(20 tuổi, 525 phút, 0 bàn):
Đây đang là mùa bóng tiền vệ Januzaj không được ra sân nhiều. Anh vừa thừa nhận khó thích nghi với chiến thuật của Van Gaal.
4. James Wilson
(19 tuổi, 316 phút, 1 bàn):
Wilson luôn gây ấn tượng mỗi khi được Van Gaal cho vào sân. Tiền đạo trẻ này sở hữu tốc độ và kỹ thuật cực tốt.
(*): Tính tại Premier League mùa này