Bong da

Anh

Tiền vệ phòng ngự của 7 đội dẫn đầu: Ai giỏi hơn ai?

Cập nhật: 15/02/2015 16:00 | 0

“Đến không ai biết, đi chẳng ai hay”, người ta nói về tiền vệ phòng ngự - vị trí thầm lặng nhất trong mọi sơ đồ chiến thuật như vậy. Nhưng trong nhiều năm qua, vai trò của tiền vệ phòng ngự đã được nhìn nhận đúng mực và coi trọng nhiều hơn.

Tiền vệ phòng ngự của 7 đội dẫn đầu: Ai giỏi hơn ai?
Tiền vệ phòng ngự của 7 đội dẫn đầu: Ai giỏi hơn ai?
Bất kỳ ai theo dõi Premier League mùa này cũng sẽ thấy chốt chặn giữa sân có tầm ảnh hưởng lớn thế nào. Chẳng thế mà Nemanja Matic (Chelsea), Fernandinho (Man City),
Nhiệm vụ cổ điển của tiền vệ phòng ngự là hỗ trợ hàng thủ trong việc giảm áp lực tấn công từ phía đối phương. Qua thời gian, hiệu quả mà những “cột trụ” trung truyến này mang lại không đơn giản như thế. Một “máy quét” hoàn hảo phải đáp ứng đủ các yếu tố sau: phòng ngự tốt, phân phối bóng và tham gia tấn công tốt. Claude Makelele từng là hình mẫu chuẩn mực của tiền vệ thủ. Hãy xem ai xứng đáng là truyền nhân của huyền thoại người Pháp trong kỷ nguyên mới.
 
Pha tranh chấp giữa Blind và Schneiderlin
 
Truy cản
Chơi 24/25 trận, không bất ngờ khi Matic có nhiều cú tắc bóng nhất (171) và tắc bóng thành công nhiều nhất (70). Tuy nhiên, tiền vệ người Serbia phải “chào thua” Daley Blind ở phần trăm tắc bóng chính xác (50%). Dù đá hậu vệ trái hay tiền vệ phòng ngự, bản hợp đồng 14 triệu bảng của M.U vẫn chơi khá tỉnh táo. Ngoài ra, Fernandinho là người tắc bóng tệ nhất, khi số lần “cắt gọt” thất bại của anh nhiều gấp… đôi số lần thành công.

Trên phương diện tranh chấp, người giỏi nhất là Francis Coquelin. Mới được trọng dụng chưa lâu, song tài năng trẻ của Arsenal mau chóng chứng tỏ giá trị. Con số 57,6% tỉ lệ thắng trong “đấu tay đôi” không biết nói dối, và điểm cộng cho Coquelin nằm ở màn trình diễn chói sáng trên sân Man City. Schneiderlin đứng thấp nhất, dễ hiểu vì tranh chấp không phải điểm mạnh của cầu thủ này.

Hỗ trợ phòng ngự
Đội bóng có tiền vệ hỗ trợ phòng ngự tốt chẳng khác nào sở hữu thêm “bức tường tuyến hai”. Matic tiếp tục là lá cờ đầu, với 54 pha đánh chặn thành công (gấp 2,5 lần Ryan Mason) cùng 75 lần cản phá (gần bằng Schneiderlin, Coquelin và Fernandinho cộng lại). Điều đó lí giải vì sao Chelsea phòng ngự tốt thứ hai Premier League dù phong độ của John Terry hay Cahill không ổn định như trước, bởi họ có Matic luôn sẵn sàng bọc lót khi cần.

Chỉ chơi 13 trận, song Blind vẫn xếp thứ 2 trong danh sách này về mặt phòng ngự với chỉ số đều tăm tắp. Lucas Leiva có hiệu suất cản phá nhiều nhất (3 lần/ trận), còn Coquelin lại nổi bật nhất về mặt hoá giải tình huống nguy hiểm (5 lần).

Ryan Mason có vẻ yếu thế hơn cả. Gần như mọi thông số phòng ngự của tiền vệ người Anh đều xếp… bét mặc cho số lần ra sân tương đối nhiều (18 trận). Mùa này, Tottenham chỉ nổi trội về khả năng tấn công, dĩ nhiên đóng góp của Mason sẽ không gây ấn tượng. Cầu thủ này chỉ có một cái nhất, đó là… mắc nhiều lỗi phòng ngự nhất (2 lần). Rất may là không có lỗi nào trực tiếp gây ra bàn thua.

Phân phối bóng
Tại sao phải đề cập đến mảng này, đó không phải việc của tiền vệ trung tâm sao? Đúng, song với bóng đá hiện đại, sự linh hoạt là điều cần thiết với mọi vị trí, nhất là tiền vệ. Hơn nữa, tiền vệ phòng ngự đứng gần hàng thủ nhất, nên khả năng chuyền bóng của họ càng phải được lưu ý. Những đường chuyền tốt giúp đội bóng vận hành trơn tru, nhưng một đường chuyền hỏng thôi rất có thể gây ra thảm hoạ.

Số đường chuyền nhiều nhất thuộc về Matic (1599 đường chuyền), song người chuyền chính xác nhất phải là Blind và Schneiderlin (89%). Dẫu vậy, khả năng tạo cơ hội cho đồng đội của cả hai đều thấp (lần lượt 9 và 10 lần), trong khi người gây đột biến ít nhất là Coquelin (2 lần). Chỉ 3/7 người đã biết “mùi” kiến tạo, đó là Matic, Fernandinho (2 lần) và Blind (1 lần). Cái này không cần bàn tới nhiều vì kiến tạo hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Cự li đường chuyền của các tiền vệ phòng ngự cũng khác nhau, nó phản ánh rất rõ lối chơi mà đội bóng chủ quản của họ thể hiện. Arsenal và Man City tôn sùng lối chơi ban ngắn, nên những pha bóng của Coquelin hay Fernandinho chỉ diễn trên khoảng cách ngắn (13,67 mét và 14,5 mét). Còn cự li chuyền bóng trung bình của Blind là… 18,77 mét (cao nhất). Chẳng khó hình dung M.U đá theo cách nào.

Hiệu quả tấn công
Tiêu chí cuối cùng của tiền vệ trụ là khả năng hỗ trợ tấn công. Không thường xuyên được trao “ấn tiên phong”, nhưng họ hoàn toàn có thể toả sáng khi có thời cơ. Schneiderlin dẫn đầu về lượng bàn thắng (3 bàn sau 17 cú sút), theo sau là Fernandinho và Blind (cùng 2 bàn). Trong đó, 2 bàn thắng của Blind đều quý như vàng, giúp M.U liên tiếp thoát thua ở những phút cuối. Mason chăm sút nhất (27 lần) song lại thiếu may mắn khi chưa một lần lập công. Coquelin hỗ trợ tấn công kém nhất, bởi Arsenal quá dư thừa nhân sự cho mặt trận này, còn Lucas Leiva sút chính xác nhất (60%) mà cũng không thoát khỏi cảnh… trắng tay.

Tóm lại, xét trên tất cả các mặt, Nemanja Matic xứng đáng là tiền vệ phòng ngự hay nhất hiện tại ở Premier League. Toàn diện công-thủ, dĩ nhiên Matic đang là chỗ dựa vững chắc cho “cỗ máy chiến thắng” Chelsea. Matic quan trọng tới mức, không có anh, Chelsea lập tức hứng chịu thất bại (thua Newcastle 1-2). Fernandinho kém hơn đôi chút so với mùa giải trước, nhưng tiền vệ người Brazil vẫn rất cần thiết cho hàng tiền vệ “công nhân” nhiều hơn “nghệ sĩ” của Man City. Lucas Leiva có thâm niên nhất, lối chơi máu lửa của cầu thủ 28 tuổi càng có đất dụng võ trong sơ đồ 3-4-3 đầy áp lực trung tuyến như ở Liverpool.

Daley Blind có màn ra mắt bóng đá Anh ở mức vừa phải, cần cảm thông cho cựu cầu thủ Ajax bởi anh chỉ là… “chuột bạch” trong tay “nhà khoa học” van Gaal. Coquelin cho thấy nhiều triển vọng và tài năng nước Pháp phải cố gắng hơn nữa để Arsenal không còn để ý đến… Schneiderlin. Còn với Mason, anh vẫn chỉ là cầu thủ trung bình khá, và rất dễ bị thay thế nếu Tottenham cần nâng cấp đội hình.

 
(báo bóng đá)