Bong da

Anh

M.U đang bị tụt hậu trong mảng khai thác 'ngọc thô'

Cập nhật: 12/07/2015 00:03 | 0

Đã có thời, hệ thống đào tạo trẻ từng là niềm tự hào của Manchester United khi cho ra lò những “mẻ” cầu thủ xuất chúng như thế hệ 1992 hay Busby Babes (những năm 50 của thế kỷ trước). Tuy nhiên, quy trình rèn giũa những “viên ngọc thô” của Quỷ đỏ giờ đang dần trở nên lỗi thời so với cách làm của những đối thủ nhạy bén.

M.U đang bị tụt hậu trong mảng khai thác 'ngọc thô'
M.U đang bị tụt hậu trong mảng khai thác 'ngọc thô'
Sự lung linh giả tạo
Như đã đề cập ở trên, M.U bây giờ không còn cho trình làng nhiều cầu thủ tài năng như những gì họ từng làm được với lứa Busby Babes, ngôi sao lừng danh một thời George Best, hay thế hệ 1992 với những David Beckham hay Paul Scholes. Đây quả thật là thực tế phũ phàng với đội bóng có tới 4/5 gương mặt trong danh sách những cầu thủ chơi nhiều trận nhất cho M.U (gồm Ryan Giggs, Scholes, Bill Foulkes và Gary Neville) dành trọn sự nghiệp cho chỉ duy nhất một CLB. 
 
Tất nhiên sẽ có người không tin M.U đang bị tụt hậu trong công tác đào tạo trẻ. Dù gì thì theo thống kê họ cũng đang sở hữu mạch 3.740 trận liên tiếp luôn tung ra sân ít nhất một sản phẩm “cây nhà lá vườn” suốt từ sau thế chiến thứ Hai tới nay. Đó là còn chưa kể đội U21 M.U mới lên ngôi ở giải U21 nước Anh mùa trước. Để có được những thành công như thế, trên lý thuyết M.U phải đang có được hệ thống đào tạo trẻ đáng tự hào.
 
Tuy vậy, tất cả chỉ là sự lung linh giả tạo. Thực tế là M.U đang gặp phải một số vấn đề, khiến đội bóng này không còn là điểm đến hấp dẫn với những cậu bé theo đuổi “ước mơ vơn tới một ngôi sao”. Nếu M.U không bị mất giá, những Phil Neville, Robin van Persie hay Darren Fletcher đã chẳng để con trai mình đầu quân cho đội trẻ của Man City, thay vì để chúng tiếp bước sự nghiệp của cha tại Old Trafford. Nếu sức hút của M.U đủ lớn, hồi đầu năm nay Brian McClair đã chẳng từ bỏ công việc dìu dắt những “mầm non” của Quỷ đỏ để chú tâm làm nhiệm vụ ở ĐT Scotland.
 
Thế hệ vàng năm 1992 của M.U
 
Những thách thức
Thật ra thì không phải vô cớ mà M.U lại lâm vào tình cảnh trên. Bên cạnh việc không có những bước đi đột phá trong công tác đào tạo trẻ, họ còn gặp khó khăn ngay từ khâu tuyển “đầu vào”, khi bây giờ các cầu thủ nhí có xu hướng thích chọn gã hàng xóm Man City hơn.
 
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi không giống như M.U, sau khi
Chiếu sáng thực tế chỉ là một trong số rất nhiều tiêu chí mà Man City đang tỏ ra vượt trội so với M.U. Chỉ cần là người của Man City, các học viên sẽ được tạo điều kiện tối đa để phát triển trong hệ thống cơ sở vô cùng hiện đại. Đơn cử như riêng sân tập cho đội trẻ của The Cizens cũng có chỗ cho 6.000 khán giả, trong khi con số này với M.U chỉ là 120.
 
Bên cạnh việc lấy cơ sở vật chất ra làm thỏi nam châm để thu hút các tài năng trẻ, Man City cũng khiến cha mẹ các em nhỏ cảm thấy yên tâm hơn khi đặt niềm tin vào họ. Đội bóng này chịu chơi tới mức sẵn sàng xây hẳn một ngôi trường riêng để phục vụ các học viên. Nhờ vậy, các cầu thủ trẻ của Man City sẽ có cơ hội được ăn tập cùng nhau mà không phải trả tiền học phí. 
 
Hệ thống sân tập siêu hiện đại của Man City
 
Ngược lại, nếu sang M.U thì không những không được tặng giày và quần áo tập, các cầu thủ còn vẫn phải học tại trường cũ như khi họ chưa gia nhập học viện của Quỷ đỏ. Thời gian qua, đã có tin M.U cũng rục rịch xây trường riêng cho các học viên như Man City, nhưng đến giờ kế hoạch của họ vẫn chưa được hiện thực hóa.
 
Một vấn đề khác mà M.U nói riêng và các đội bóng Anh nói chung đang gặp phải là các cầu thủ trẻ của họ có quá ít sân chơi để có thể phát triển sự nghiệp. Những cầu thủ này có lý do để cảm thấy chạnh lòng nếu so sánh mình với những đồng nghiệp ở Tây Ban Nha. Tại xứ sở đấu bò, các cầu thủ có rất nhiều cơ hội để thể hiện mình, những trận đấu ngay cả ở giải hạng Hai hay hạng Ba Tây Ban Nha bao giờ cũng thu hút hàng ngàn khán giả, chứ không phải lác đác vài trăm như ở Anh.
 
Tóm lại, M.U đang thực sự gặp khó khăn trong việc sản xuất các sản phẩm ưu tú. Chừng nào còn chưa cho nhiều cầu thủ đi học việc ở hàng loạt đội bóng khác theo dạng cho mượn như Chelsea, hay sẵn sàng bỏ ra 100.000 bảng để mua một cầu thủ mới 14 tuổi của Ipswich như Arsenal, hay xa hơn là bổ sung nhân sự mới cho đội ngũ huấn luyện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, sẽ rất khó để M.U có thể tránh được việc bị tụt hậu.
Vẫn biết HLV Van Gaal rất “mát tay” trong việc bồi dưỡng các mầm non (ông từng đào tạo ra lứa cầu thủ tài năng của Ajax đoạt chức vô địch châu Âu cách đây 20 năm), nhưng đừng quên ông chỉ làm việc cho M.U trong 3 năm và chẳng thể tự mình biến mọi thứ thành vàng, nếu BLĐ đội bóng áo đỏ không có những bước đi mang tính đột phá.

 




(báo bóng đá)

,