1. Đầu tháng 5 năm ngoái, với tư cách GĐKT Man City, Mike Rigg đi khắp châu Âu để “săn đầu người” cho kỳ chuyển nhượng mùa Hè. Ông gặp một người đại diện trên khán đài một SVĐ lớn. Mike Rigg bắt đầu tâm sự với tay cò về sự khó khăn của Man City khi luật công bằng tài chính của UEFA có hiệu lực, rằng họ không có khả năng trả những mức phí chuyển nhượng lớn nữa. “Thôi được, về cầu thủ tôi đang nói chuyện với ông” - tay cò kết thúc câu chuyện - “Giá tôi đưa ra là 50 triệu euro. Giá hời đấy…”.
“Phí hơi” là từ mà Mike Rigg dùng khi kể lại câu chuyện đó với phóng viên tờ Independent. Khi ông hỏi tay đại diện rằng hắn ta lấy con số đó ở đâu ra, tay này trả lời rất hồn nhiên: “Đó là một cầu thủ tốt, và ông là Man City cơ mà”. Những đoạn đối thoại luôn diễn ra như vậy.
Chẳng phải kể thêm để thấy sự khó khăn của Mike Rigg khi đi thương lượng chuyển nhượng. Ông là người của Man City, người của giới chủ Abu Dhabi, và chữ “tiêu hoang” đã khắc trên trán vị giám đốc ấy như thể một bản án. Chẳng có tay đại diện cầu thủ nào, CLB chủ quản nào lại cam tâm bán rẻ người cho Man City.
Hôm qua, Mike Rigg đã từ chức. Từ chức khi một kỳ chuyển nhượng mùa Hè nữa sắp bắt đầu, một kỳ chuyển nhượng mà Man City sẽ gặp nhiều khó khăn, khi Luật công bằng tài chính đã được EC phê duyệt và sắp đi vào thực tế.
2. Làm việc cho một ông chủ lắm tiền không phải mơ ước của tất cả mọi người. Chuyện của Mike Rigg làm người ta nhớ lại Frank Arnesen, giám đốc phát triển của Chelsea. Người lãnh đạo học viện trẻ của The Blues cũng bất ngờ từ chức để đến Hamburg (một CLB ít tiền hơn rất nhiều) khi một thế hệ trẻ nữa chuẩn bị đến tuổi chín. Đó là thế hệ của McEachran, Bruma, Hutchinson, Mancienne…
Chẳng ai thắc mắc sự hợp lý trong quyết định thôi việc của Frank Arnesen: lò đào tạo Chelsea về cơ bản là không có tương lai. Ở đội bóng cứ trung bình 8 tháng lại thay một HLV ấy, vốn không có chỗ để cầu thủ trẻ phát triển. Những cầu thủ đến tận ngoài 20 tuổi vẫn chưa có cơ hội (cơ hội thôi chứ không phải suất) đá cho đội 1, thui chột là tất yếu. Áp lực vô lý ở đây chẳng cho ai cái quyền được “trồng măng”.
Chính sự giàu có tạo ra những “Nhiệm vụ bất khả thi” cho những người thừa hành. Arnesen không thể tạo ra những John Terry mới: John Terry được dùng thường xuyên năm 20 tuổi. Mike Rigg không thể đeo cái mác “Man City” và hy vọng mua về một cầu thủ tốt với giá 10 triệu euro theo cách một CLB Bundesliga hay Ligue 1 có thể làm.
3. Sự giàu có quá đà của Man City có 2 mặt. Nó tạo ra sức mạnh cho họ, nhưng đồng thời cũng tước đi của họ những cái quyền rất cơ bản của một CLB bình thường. Như là quyền được mua cầu thủ với giá hợp lý, hoặc quyền được thất bại…
Những cái “quyền của người nghèo” ấy đôi lúc rất có lợi cho một đội bóng. Những chiếc ghế lãnh đạo ở Lyon, Bayern, Arsenal hay thậm chí là Man United có thể sẽ không lung lay chỉ sau một mùa trắng tay. Sự chắc lép công khai cho họ cái quyền được sống như… người nghèo.
Mike Rigg đã đi, với khả năng rất lớn là ông chẳng biết làm cách nào để mua cầu thủ giá rẻ cho Man City. Và có thể là Mancini cũng sắp đi. Vì ông chẳng biết làm thế nào để David Silva có thể đá 50 trận như 1. Còn ông chủ Sheikh Mansour thì muốn có tất!
“Phí hơi” là từ mà Mike Rigg dùng khi kể lại câu chuyện đó với phóng viên tờ Independent. Khi ông hỏi tay đại diện rằng hắn ta lấy con số đó ở đâu ra, tay này trả lời rất hồn nhiên: “Đó là một cầu thủ tốt, và ông là Man City cơ mà”. Những đoạn đối thoại luôn diễn ra như vậy.
Chẳng phải kể thêm để thấy sự khó khăn của Mike Rigg khi đi thương lượng chuyển nhượng. Ông là người của Man City, người của giới chủ Abu Dhabi, và chữ “tiêu hoang” đã khắc trên trán vị giám đốc ấy như thể một bản án. Chẳng có tay đại diện cầu thủ nào, CLB chủ quản nào lại cam tâm bán rẻ người cho Man City.
Hôm qua, Mike Rigg đã từ chức. Từ chức khi một kỳ chuyển nhượng mùa Hè nữa sắp bắt đầu, một kỳ chuyển nhượng mà Man City sẽ gặp nhiều khó khăn, khi Luật công bằng tài chính đã được EC phê duyệt và sắp đi vào thực tế.
2. Làm việc cho một ông chủ lắm tiền không phải mơ ước của tất cả mọi người. Chuyện của Mike Rigg làm người ta nhớ lại Frank Arnesen, giám đốc phát triển của Chelsea. Người lãnh đạo học viện trẻ của The Blues cũng bất ngờ từ chức để đến Hamburg (một CLB ít tiền hơn rất nhiều) khi một thế hệ trẻ nữa chuẩn bị đến tuổi chín. Đó là thế hệ của McEachran, Bruma, Hutchinson, Mancienne…
Chẳng ai thắc mắc sự hợp lý trong quyết định thôi việc của Frank Arnesen: lò đào tạo Chelsea về cơ bản là không có tương lai. Ở đội bóng cứ trung bình 8 tháng lại thay một HLV ấy, vốn không có chỗ để cầu thủ trẻ phát triển. Những cầu thủ đến tận ngoài 20 tuổi vẫn chưa có cơ hội (cơ hội thôi chứ không phải suất) đá cho đội 1, thui chột là tất yếu. Áp lực vô lý ở đây chẳng cho ai cái quyền được “trồng măng”.
Chính sự giàu có tạo ra những “Nhiệm vụ bất khả thi” cho những người thừa hành. Arnesen không thể tạo ra những John Terry mới: John Terry được dùng thường xuyên năm 20 tuổi. Mike Rigg không thể đeo cái mác “Man City” và hy vọng mua về một cầu thủ tốt với giá 10 triệu euro theo cách một CLB Bundesliga hay Ligue 1 có thể làm.
3. Sự giàu có quá đà của Man City có 2 mặt. Nó tạo ra sức mạnh cho họ, nhưng đồng thời cũng tước đi của họ những cái quyền rất cơ bản của một CLB bình thường. Như là quyền được mua cầu thủ với giá hợp lý, hoặc quyền được thất bại…
Những cái “quyền của người nghèo” ấy đôi lúc rất có lợi cho một đội bóng. Những chiếc ghế lãnh đạo ở Lyon, Bayern, Arsenal hay thậm chí là Man United có thể sẽ không lung lay chỉ sau một mùa trắng tay. Sự chắc lép công khai cho họ cái quyền được sống như… người nghèo.
Mike Rigg đã đi, với khả năng rất lớn là ông chẳng biết làm cách nào để mua cầu thủ giá rẻ cho Man City. Và có thể là Mancini cũng sắp đi. Vì ông chẳng biết làm thế nào để David Silva có thể đá 50 trận như 1. Còn ông chủ Sheikh Mansour thì muốn có tất!
Bongdaplus.vn