Bong da

BONG-DA-ANH

Lăng kính: Chào cái gì mà chào?

Cập nhật: 21/12/2011 11:15 | 0

Cú sốc Champions League đã đến lúc được quên đi, tách riêng ra khỏi cuộc đua ở Premiership, vì thực ra nó chẳng liên quan mấy. Channel 5 không cần chào M.U, cái này thì CĐV M.U có lý.


1. Kênh Channel 5 bị CĐV M.U mắng chửi vì cái tội dám “chào mừng” đội bóng của họ đến với Europa League. Chỉ ít phút sau khi M.U thua FC Basel và bị loại khỏi Champions League, trên trang Twitter của kênh truyền hình này, người ta thấy một dòng hồ hởi: “Xin được nhiệt liệt chào mừng Man United đến với các đội bóng của C5…”

Channel 5 sung sướng là phải. Người ta đã tính rằng kênh này, vốn nắm giữ BQTH của Europa League tại Anh, sẽ lãi thêm khoảng 13 triệu bảng nhờ sự xuất hiện của hai đội bóng thành Manchester.

Nhưng sau câu chào ngây thơ kia, trang Twitter của Channel 5 tràn ngập những câu mắng mỏ giận giữ từ các fan Quỷ đỏ. Họ bảo rằng đằng nào họ cũng không buồn xem Channel 5 đâu, chào cái gì mà chào.

Có lẽ cụm từ “the C5 team” – “đội bóng của C5” mà phát ngôn viên kênh này dùng đã khiến CĐV M.U tự ái. Hàm  ý của nó không chỉ ám chỉ đến Europa League 2011/12, mà như thể gom chung M.U vào “đẳng cấp C5”, nghĩa là đẳng cấp Europa League, đẳng cấp hạng 2.2. Có một thống kê mang dáng dấp tiểu tiết nhưng khi ngẫm kỹ lại thấy khá quan trọng trong trận M.U gặp QPR: tiền vệ dẫn dắt lối chơi Joey Barton của QPR trận đó chỉ tung ra được 43 đường chuyền và tỷ lệ chuyền chính xác đạt 62%. Cho tới trước trận ấy, số đường chuyền trung bình/trận của anh đạt 54,3, còn tỷ lệ chuyền bóng chính xác là 72,4% - nghĩa là một sự suy giảm đáng kinh ngạc.

Chi tiết ấy chính là nguyên nhân cơ bản nhất của việc M.U làm chủ hoàn toàn của cuộc chơi. Hàng tiền vệ QPR đã “chết” như thế thì còn đá đấm gì?

Và tiếp tục đào sâu, thì đâu là nguyên nhân cho cái sự “vật vờ” của Barton, một cầu thủ mà tài năng đã được chứng minh từ lâu? Câu trả lời rất đơn giản: sự xuất sắc của Phil Jones, hay rộng hơn là khả năng phối hợp ăn ý của bộ đôi Jones-Carrick.

Việc Phil Jones tiếp tục trưởng thành và tiệm cận với tính từ “xuất sắc” ở vị trí tiền vệ trung tâm, vị trí không sở trường, lại một lần nữa cho thấy khả năng xoay sở của Sir Alex. Cleverley, Anderson và Fletcher chấn thương khiến nhiều người vội vàng tin vào một tình cảnh gọi là “khủng hoảng nhân sự”. Nhưng quá khứ đã nhiều lần chứng minh rằng Sir Alex có thể vượt qua được những tình huống khó hơn thế.

Cũng những ngày tháng 12 của 10 năm trước, danh sách chấn thương của M.U bao gồm Brown, Blanc, Neville, Johnsen, May và Becks. Nhưng sau một trận thua trước West Ham trên sân nhà (mà người ta cũng tưởng rằng là dấu hiệu của sự sụp đổ), là 8 trận thắng liên tiếp. Hoặc tháng 12/2009, khi M.U lên máy bay đến Wolfsburg đá Champions League mà chỉ còn 1 hậu vệ là Evra. Nhưng rồi họ vẫn thắng, với bộ tứ vệ là Park-Fletcher-Carrick-Evra.3. Việc M.U bị loại khỏi Champions League đúng là một đòn quá mạnh giáng vào những cái đầu ở Old Trafford. Ngay cả kế hoạch phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore cũng vì nguyên nhân này mà hoãn lại, doanh thu giảm đi, nghĩa là kế hoạch bổ sung nhân sự của M.U có thể cũng bị ảnh hưởng.

Nhưng một cuộc khủng hoảng thì không có. Sir Alex còn, đẳng cấp M.U còn. Cho đến lúc này thì không tồn tại một Manchester United thuộc về “các đội bóng của Channel 5”.

Cú sốc Champions League đã đến lúc được quên đi, tách riêng ra khỏi cuộc đua ở Premiership, vì thực ra nó chẳng liên quan mấy. Việc Bayern Munich đá Europa League 2007/08 (và thua nhục nhã) có ảnh hưởng gì đến tầm vóc của họ đâu? Hai năm trước họ còn đá chung kết, và bây giờ vẫn đang là ứng viên số 3 cho chức vô địch trong con mắt của các nhà cái.

Channel 5 không cần chào M.U, cái này thì CĐV M.U có lý.

Bongdaplus.vn