Bong da

BONG-DA-ANH

Derby Manchester: Những thước phim lịch sử

Cập nhật: 30/04/2012 19:15 | 0

Trên con đường dẫn tới trung tâm thành phố Manchester, chình ình một tấm pano lớn có in hình Carlos Tevez với logo của Man City. Một hành động “táo tợn” và đầy khiêu khích của Man xanh, như sự thách thức trong cuộc chiến trăm năm với Man Utd…




1. Năm 1968, Man City ngạo nghễ đứng trên bục chiến thắng. Họ kết thúc hy vọng của M.U từ cuối tháng 3 với chiến thắng không tưởng 3-1 ngay tại Old Trafford. Suốt hơn 1 thập kỷ sau đó, Man xanh đã tạo ra một thứ ảo tưởng mơ hồ rằng, họ là đội bóng xuất sắc nhất nước Anh, chỉ bởi họ liên tục thắng đại kình địch cùng thành phố (thua 1/14 trận).

Tháng 10/1974, Man City đánh bại M.U tại Old Traford (1-0) khiến Quỷ đỏ xuống hạng. Một bàn thắng siêu việt, một cú đánh gót đầy kỹ thuật của Denis Law. Sau trận đấu, ông nói với báo chí: “Tôi thi đấu với những người bạn. Tôi không muốn thấy M.U xuống hạng. Đó là điều cuối cùng tôi phải làm khi còn trên cõi đời này”. Số phận đã buộc Denis Law ghi bàn vào lưới đội bóng cũ. Law không ăn mừng. Bởi ông hiểu, mình là nạn nhân của định mệnh nghiệt ngã.
  Theo dòng sự kiện "trận derby thế kỷ"







,


Tháng 10/1986, derby Manchester chỉ có 32.440 khán giả đến sân Maine Road (Man City), bởi đó là lần đầu tiên trận đấu này được truyền hình trực tiếp. Khung cảnh SVĐ đã bớt đi sự đáng sợ. Các CĐV đến sân, tụ họp với nhau xem truyền hình bởi trước đó họ cùng nhau làm việc ở công xưởng, trong các văn phòng…

Đã từng có rất nhiều ngôi sao được trao đổi giữa hai đội bóng, và họ đều là những huyền thoại vĩ đại. Từ Sandy Turnbull đến Billy Meredith, rồi Brian Kidd… Họ tạo nên mối liên hệ giữa hai nửa thành Manchester với cuộc chiến tranh giành quyền thống trị. Ngoài ý nghĩa trên sân cỏ, họ là những người bạn. Brian Kidd, người có 7 năm khoác áo M.U và 3 năm thi đấu cho Man City từng nói: “Giữa hai đội bóng luôn tồn tại những mối quan hệ khăng khít”. Hai đội bóng và cả các cầu thủ đã bị đẩy vào một cuộc chiến hận thù bởi các CĐV, hơn là bản thân nó phải tuân theo các quy luật của những trận derby.

2. Năm 1994, khi gặp Man City, các CĐV Man đỏ đã hát rằng: “Cảm giác thế nào khi là người City, cảm giác ra sao khi thấy mình nhỏ bé?”. Khi Man City phải xuống hạng Ba năm 1997, CĐV Quỷ đỏ lại treo băng rôn có dòng chữ: “Chúng tôi sẽ không bao giờ được thi đấu với bạn nữa!”.

2 năm trước, tấm pano in hình Tevez được đưa lên bởi đội ngũ tiếp thị của Man City, sau hơn 1 tháng làm việc với tòa thị chính Manchester. Ngay sau khi nó xuất hiện đã nhận được những lời phản đối kịch liệt từ các CĐV Man đỏ. Những hộp sơn đỏ được ném thẳng lên tấm pano, vứt la liệt ngoài vệ đường…

Sự kèn cựa giữa Man xanh và Man đỏ vốn chỉ là cuộc tranh chấp danh hiệu, đơn thuần mang ý nghĩa bóng đá, dần trở thành mối hận thù diễn ra bên ngoài sân cỏ.

3. Trong một thế giới bóng đá ngày càng có nhiều những mối hiềm khích đan xen nhau, bất cứ cặp đấu nào người ta cũng có thể gọi là derby. Vậy thế nào là một trận derby? Ý nghĩa thực sự của derby đơn giản chỉ là trận đấu giữa hai đội bóng cùng thành phố. Vậy mà cả trăm năm qua, kình địch lớn nhất của M.U luôn là Liverpool và Arsenal chứ không phải Man City.

Đến bây giờ, khi Man xanh trở nên hùng mạnh, khi quá khứ được gợi lại, dưới tác động của CĐV và giới truyền thông, derby Manchester đã thực sự mang đúng ý nghĩa chứ không phải cuộc đấu giữa M.U với Liverpool hay Arsenal nữa. Ý nghĩa của derby Manchester đã đi đến giới hạn đỉnh điểm. Nhưng đến giờ, cuộc chiến liên miên kéo dài trăm năm giữa hai nửa Manchester vẫn chỉ là cuộc đấu đơn thuần bóng đá. Giữa một kẻ khát khao tìm lại hào quang quá khứ và một kẻ muốn khẳng định tầm vóc tột đỉnh.

Hãy quên đi cú tắc bóng kinh hoàng của G.Best dành cho Glyn Pardoe khiến cầu thủ này suýt phải cưa chân (1970), hay pha triệt hạ của Roy Keane khiến Haaland phải giải nghệ (2001). Hãy để derby Manchester sống với truyền thống của nó, một cuộc thách thức quyền lực không có hồi kết kéo dài suốt trăm năm…









Bongdaplus.vn