Đào tạo trẻ kiểu... Van Gaal!
Nhưng nếu chỉ đề cập đến những cái tên phải ra đi, thì sẽ thật là oan ức cho Van Gaal, bởi ông chính là người đưa những Paddy McNair, Tyler Blackett và James Wilson lên chinh chiến ở đội 1 M.U trong mùa giải năm nay. Tuy vậy, danh sách những cái tên phải ra đi cũng khiến nhiều CĐV M.U phải lo lắng về chính sách và triết lý làm bóng đá của Van Gaal.
Chân ướt chân ráo cập bến Old Trafford, chiến lược gia người Hà Lan đã đẩy Tom Cleverley và Danny Welbeck, 2 trong số những tài năng triển vọng nhất mà lò Carrington sản sinh ra trong vài năm trở lại đây, lên đường sang Aston Villa và Arsenal. Chưa hết, Javier Hernandez, người từng được Sir Alex Ferguson coi là “Solskjaer đệ nhị”, cũng phải khăn gói sang Real Madrid. Đó là còn chưa kể đến Wilfried Zaha (sang Crystal Palace), Angelo Henriquez (sang Dinamo Zagreb), và gần nhất là Michael Keane (sang Burnley).
Sir Alex đã tốn rất nhiều công sức để đào tạo Cleverley và Welbeck, và có thời họ từng là lựa chọn ưa thích của cựu HLV người Scotland. Đó là lí do vì sao triết lí của Van Gaal bị đặt rất nhiều nghi ngờ khi ông quyết định loại 2 cầu thủ nói trên. Nhưng khi “Tulip thép” trao cơ hội cho những McNair, Blackett và Wilson ở mùa giải năm nay, người ta lại có cơ sở để tin vào ông. Động thái trên có thể hiểu rằng Van Gaal chưa bao giờ thay đổi cách đào tạo trẻ, mà ông thích làm nó theo cách của riêng mình hơn.
Welbeck và Cleverley bị đẩy khỏi M.U khi Van Gaal đến
Cách làm của Van Gaal, là ông sẽ dựa vào con mắt nhìn người của mình để chọn ra những cầu thủ tiềm năng nhất, chứ không phải cho đá thử chán chê để tiến bộ theo kiểu “dần dần” như Cleverley và Welbeck, và để rồi thi đấu vật vờ khi đã chạm ngưỡng phát triển, tiêu biểu là trường hợp của cựu trung vệ M.U, Wes Brown. Việc thường xuyên dự khán những trận đấu của đội U18 cũng như U21 M.U là cách để Van Gaal chọn ra những “mầm non tương lai”.
Việc HLV người Hà Lan từng bị chỉ trích khi không tuân theo truyền thống đào tạo trẻ của M.U, có lẽ chỉ bởi ông là “tay mới”. Người M.U có quyền lo lắng, nhưng họ cũng cần phải có niềm tin. Nên nhớ, trong quá khứ, ở thời kỳ dẫn dắt Ajax Amsterdam, Barcelona và Bayern Munich, Van Gaal là người có công phát hiện và đào tạo nên những Patrick Kluivert (Ajax); Xavi, Andres Iniesta, Victor Valdes (Barca) hay Thomas Mueller, David Alaba, Holger Badstuber (Bayern). Phần lớn trong số họ đều (từng) là những ngôi sao lớn bậc nhất thế giới.
Nên biết, năm 18 tuổi, Kluivert từng được Van Gaal tung vào sân ở trận chung kết Champions League 1994/95 với AC Milan, và cũng chính anh là người ghi bàn ấn định chiến thắng 4-0 cho đội bóng Hà Lan. Mùa giải 1998/99, Van Gaal cũng trao cho Xavi (khi đó 18 tuổi), màn ra mắt tại Champions League ở trận hòa 3-3 giữa M.U và Barca trên sân Old Trafford tại vòng bảng. Những người đồng đội của Xavi tại Barca là Iniesta và Valdes lần lượt được ra mắt ở thời điểm 18 và 20 tuổi, trong khi Mueller, Alaba và Badstuber cũng được giới thiệu tại Bayern ở mốc 19, 17 và 20 tuổi.
Van Gaal là người nuôi dưỡng tài năng của Xavi và Iniesta
Tài nhìn người rất có hạng của Van Gaal là thứ niềm tin mà người M.U cần vào thời điểm hiện tại, bởi câu chuyện của một tài năng trẻ không thể bị gói gọn trong 1-2 mùa giải. Việc McNair (19 tuổi), Blackett (20 tuổi) hay Wilson (19 tuổi) đều có 9 lần góp mặt cho M.U từ đầu mùa tại Premier League, và được Van Gaal ưu ái hơn những cái tên trẻ tuổi còn lại, là điều mà các CĐV M.U nên vui mừng, bởi dường như con mắt tinh tường của vị HLV 63 tuổi đã nhìn thấy một điều gì đó từ họ.
Chuyện kể rằng, sau khi rời Barca vào năm 2003, Van Gaal đã bán căn biệt thự của mình ở Sitges (thị trấn cách Barcelona khoảng 35km) để chuyển sang một khu vực khác ở Bồ Đào Nha, chỉ bởi “nơi đó không còn nhiều nắng như hồi tôi mới chuyển đến nữa. Có nhiều ngày âm u quá, nên tôi quyết định chuyển đến một nơi khác”. Thú vị ở chỗ, “nơi khác” Bồ Đào Nha, cũng là một đất nước nằm trên bán đảo Iberia với Tây Ban Nha, nơi được coi là nơi nhiều nắng gió nhất tại “Lục địa già”. Nói thế để thấy, rằng Van Gaal là người đề cao sự hoàn hảo, rằng một khi ông đã lựa chọn và đưa ra quyết định, đó luôn (sẽ) là điều mang ý nghĩa lớn.
Hãy tin rằng Van Gaal chưa bao giờ thay đổi khát vọng đào tạo trẻ, chỉ là ông muốn làm theo cách của riêng mình!
Chân ướt chân ráo cập bến Old Trafford, chiến lược gia người Hà Lan đã đẩy Tom Cleverley và Danny Welbeck, 2 trong số những tài năng triển vọng nhất mà lò Carrington sản sinh ra trong vài năm trở lại đây, lên đường sang Aston Villa và Arsenal. Chưa hết, Javier Hernandez, người từng được Sir Alex Ferguson coi là “Solskjaer đệ nhị”, cũng phải khăn gói sang Real Madrid. Đó là còn chưa kể đến Wilfried Zaha (sang Crystal Palace), Angelo Henriquez (sang Dinamo Zagreb), và gần nhất là Michael Keane (sang Burnley).
Sir Alex đã tốn rất nhiều công sức để đào tạo Cleverley và Welbeck, và có thời họ từng là lựa chọn ưa thích của cựu HLV người Scotland. Đó là lí do vì sao triết lí của Van Gaal bị đặt rất nhiều nghi ngờ khi ông quyết định loại 2 cầu thủ nói trên. Nhưng khi “Tulip thép” trao cơ hội cho những McNair, Blackett và Wilson ở mùa giải năm nay, người ta lại có cơ sở để tin vào ông. Động thái trên có thể hiểu rằng Van Gaal chưa bao giờ thay đổi cách đào tạo trẻ, mà ông thích làm nó theo cách của riêng mình hơn.
Welbeck và Cleverley bị đẩy khỏi M.U khi Van Gaal đến
Cách làm của Van Gaal, là ông sẽ dựa vào con mắt nhìn người của mình để chọn ra những cầu thủ tiềm năng nhất, chứ không phải cho đá thử chán chê để tiến bộ theo kiểu “dần dần” như Cleverley và Welbeck, và để rồi thi đấu vật vờ khi đã chạm ngưỡng phát triển, tiêu biểu là trường hợp của cựu trung vệ M.U, Wes Brown. Việc thường xuyên dự khán những trận đấu của đội U18 cũng như U21 M.U là cách để Van Gaal chọn ra những “mầm non tương lai”.
Việc HLV người Hà Lan từng bị chỉ trích khi không tuân theo truyền thống đào tạo trẻ của M.U, có lẽ chỉ bởi ông là “tay mới”. Người M.U có quyền lo lắng, nhưng họ cũng cần phải có niềm tin. Nên nhớ, trong quá khứ, ở thời kỳ dẫn dắt Ajax Amsterdam, Barcelona và Bayern Munich, Van Gaal là người có công phát hiện và đào tạo nên những Patrick Kluivert (Ajax); Xavi, Andres Iniesta, Victor Valdes (Barca) hay Thomas Mueller, David Alaba, Holger Badstuber (Bayern). Phần lớn trong số họ đều (từng) là những ngôi sao lớn bậc nhất thế giới.
Nên biết, năm 18 tuổi, Kluivert từng được Van Gaal tung vào sân ở trận chung kết Champions League 1994/95 với AC Milan, và cũng chính anh là người ghi bàn ấn định chiến thắng 4-0 cho đội bóng Hà Lan. Mùa giải 1998/99, Van Gaal cũng trao cho Xavi (khi đó 18 tuổi), màn ra mắt tại Champions League ở trận hòa 3-3 giữa M.U và Barca trên sân Old Trafford tại vòng bảng. Những người đồng đội của Xavi tại Barca là Iniesta và Valdes lần lượt được ra mắt ở thời điểm 18 và 20 tuổi, trong khi Mueller, Alaba và Badstuber cũng được giới thiệu tại Bayern ở mốc 19, 17 và 20 tuổi.
Van Gaal là người nuôi dưỡng tài năng của Xavi và Iniesta
Tài nhìn người rất có hạng của Van Gaal là thứ niềm tin mà người M.U cần vào thời điểm hiện tại, bởi câu chuyện của một tài năng trẻ không thể bị gói gọn trong 1-2 mùa giải. Việc McNair (19 tuổi), Blackett (20 tuổi) hay Wilson (19 tuổi) đều có 9 lần góp mặt cho M.U từ đầu mùa tại Premier League, và được Van Gaal ưu ái hơn những cái tên trẻ tuổi còn lại, là điều mà các CĐV M.U nên vui mừng, bởi dường như con mắt tinh tường của vị HLV 63 tuổi đã nhìn thấy một điều gì đó từ họ.
Chuyện kể rằng, sau khi rời Barca vào năm 2003, Van Gaal đã bán căn biệt thự của mình ở Sitges (thị trấn cách Barcelona khoảng 35km) để chuyển sang một khu vực khác ở Bồ Đào Nha, chỉ bởi “nơi đó không còn nhiều nắng như hồi tôi mới chuyển đến nữa. Có nhiều ngày âm u quá, nên tôi quyết định chuyển đến một nơi khác”. Thú vị ở chỗ, “nơi khác” Bồ Đào Nha, cũng là một đất nước nằm trên bán đảo Iberia với Tây Ban Nha, nơi được coi là nơi nhiều nắng gió nhất tại “Lục địa già”. Nói thế để thấy, rằng Van Gaal là người đề cao sự hoàn hảo, rằng một khi ông đã lựa chọn và đưa ra quyết định, đó luôn (sẽ) là điều mang ý nghĩa lớn.
Hãy tin rằng Van Gaal chưa bao giờ thay đổi khát vọng đào tạo trẻ, chỉ là ông muốn làm theo cách của riêng mình!