Bong da

BONG-DA-ANH

Comolli và cuộc khủng hoảng GĐKT ở Premier League

Cập nhật: 13/04/2012 15:15 | 0

Quyết định chia tay Liverpool của Comolli dù chỉ là hiện tượng đơn lẻ, nhưng có những căn cứ để thấy rằng vai trò giám đốc kỹ thuật (GĐKT) ngày càng trở nên mờ nhạt.


Người thứ 3 rời Premier League trong 1 năm

Với quyết định chia tay đội chủ sân Anfield ngày 12/4 Damien Comolli là người thứ 3 chỉ trong vòng 1 năm rời khỏi vị trí GĐKT ở giải Ngoại hạng Anh.

Tháng 2/2011, Frank Arnesen gây gốc khi quyết định rời vị trí GĐKT đầy quyền uy tại đội bóng giàu có Chelsea để gia nhập Hamburg. Quyết định của Arnesen khiến người ta bất ngờ bởi theo lẽ thường người ta chỉ chuyển từ đội bóng nhỏ sang đội bóng lớn, chứ ít khi theo chiều ngược lại.

Ở Chelsea, Arnesen không chỉ được hưởng mức thu nhập khổng lồ mà ông còn luôn được đáp ứng một cách tối đa với những kế hoạch nhân sự bởi sự giàu có của ông chủ Abramovich. Trong khi đó, tại Hamburg, Arnesen sẽ phải đau đầu tính toán một cách chi tiết và thận trọng trong từng quyết định chuyển nhượng nhân sự.

Cách đây chưa đầy một ngày, GĐKT Mike Rigg cũng phải cuốn gói khỏi Man City. Khác với Frank Arnesen, Mike Rigg ra đi được cho là do chịu quá nhiều áp lực trước đòi hỏi thành công của các ông chủ của Man City.


Frank Arnesen hồi ở Chelsea
Hết vai trò lịch sử?

Vị trí giám đốc kỹ thuật ở CLB không thật nổi bật nhưng lại có vai trò cực lớn trong thành công chung. Người phụ trách vị trí này là người đưa ra chiến lược phát triển và hoạch định chính sách nhân sự của đội bóng. Mỗi quyết định chiêu mộ hoặc bán người của vị GĐKT đều ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thi đấu.

Với vai trò này, GĐKT là người không thể thiếu CLB? Không hẳn! Trở lại với trường hợp của Frank Arnense. Mặc dù được đánh giá là người cực kỳ tài năng trên cương vị một tuyển trạch viên, nhưng Arnesen không phải là người quyết định trong mọi chính sách nhân sự tại Chelsea trước đây.

Ở Stamdford Bridge, Jose Mourinho là HLV nhưng chiến lược gia người Bồ Đào Nha luôn đòi hỏi được chủ động trong việc tuyển mộ nhân sự. Sự ảnh hưởng và vai trò quá lớn của Mourinho tại Chelsea khiến Arnesen trở nên mờ nhạt. Tuy Mourinho đã ra đi, nhưng các đời HLV của Chelsea sau đó đều duy trì được sự ảnh hưởng thậm chí quyết định đến kế hoạch nhân sự. Đây là lời giải cho lý do tại sao Arnesen rời Chelsea.

Cũng tương tự như Arnesen, Comolli hầu như chỉ là “con rối” trong tay HLV Kenny Dalglish. Chiến lược gia người Scotland thừa nhận, chính ông là người “giật dây” và lựa chọn mục tiêu, còn Comolli là người thực hiện.


Comolli và John W Henry

Trong khi đó, tuy Mike Rigg không bị Mancini át vía, nhưng vai trò và sự ảnh hưởng của GĐKT này tại Man City rất mờ nhạt. Thậm chí, không nhiều người biết về sự có mặt của ông này tại Etihad. Bằng chứng là Man City có vẻ còn vận hành tốt hơn kể từ khi Mike Rigg rời đội bóng.

Ba cái tên trên đều chỉ là những trường hợp riêng lẻ, nhưng từ vai trò và vị trí của họ ở những đội bóng lớn, người ta có thể rút ra nhận định rằng, vai trò GĐKT có vẻ lỗi thời. Giờ đây, ở mỗi đội bóng, các HLV thường đảm nhiệm luôn cả vị trí tuyển mộ nhân sự và điều hành. Mà trường hợp HLV Felix Magath tại Schalke và Wolfsburg là ví dụ cụ thể nhất.

XEM THÊM






 

bongdaplus.vn