Những sự tương đồng
Mùa giải 2003-2004 được coi là thời kỳ đỉnh cao của giáo sư Wenger cùng Arsenal khi thầy trò HLV người Pháp đã lập nên một kỳ tích vô tiền khoáng hậu: trở thành đội bóng đầu tiên vô địch Premier League và bất bại sau 38 vòng đấu với thành tích thắng 26, hòa 12 và ghi 73 bàn thắng.
Tính đến thời điểm trước đại chiến gặp MU, Chelsea đang thể hiện đà bất bại khi liên tiếp thắng 7 trận, hoà duy nhất trận. Nhìn lại 11 năm về trước cùng ở vòng 8, Arsenal chỉ có thể thắng 6 trận nhưng hoà 2 trận. Với tổng cộng 23 bàn thắng, Chelsea có phần nhỉnh hơn so với 16 bàn thắng Arsenal tạo ra ở đầu mùa giải 2003/2004, dù Pháo thủ lúc ấy đang sở hữu những “khẩu thần công” hạng nặng như Henry hay Dennis Bergkamp.
Trở lại tâm điểm đại chiến MU – Chelsea tối Chủ nhật vừa qua, The Blue cũng có những sự tương đồng khá ngẫu nhiên so với thư hùng MU – Arsenal 11 năm về trước. Lịch sử nhắc lại Pháo thủ đã có 1 đêm kinh hoàng trên “Nhà hát” Old Trafford, khi thủ quân Patrick Vieira (Arsenal) bị truất quyền thi đấu, cộng thêm 1 quả phạt đền cho Quỷ đỏ.
Nếu nói Arsenal thăng hoa với lối bóng đá tấn công đẹp mắt hơn 10 năm về trước...
Tuy nhiên, chân sút số 1 của MU thời bấy giờ, Van Nistelrooy đã lóng ngóng đưa bóng tìm trúng xà ngang, đồng thời khiến CĐV đội khách Arsenal thót tim trong giây phút. Khoảnh khắc thoát hiểm may mắn trên sân của Quỷ đỏ được coi là giây phút hiểm nguy nhất làm rung chuyển chuỗi 49 trận không thua của Pháo thủ (tính thêm 11 trận ở mùa giải 2002/2003 và 2004/2005 trong mạch bất bại).
Hơn 10 năm sau, NHM cũng được chứng kiến trận thư hùng giữa MU – Chelsea với sự trùng hợp khá ngẫu nhiên, 1 trận hoà và 1 chiếc thẻ đỏ oan nghiệt. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ Chelsea đã dẫn bàn trước, nhưng lại để đội chủ nhà MU cầm hoà thành công ở những phút bù giờ cuối cùng.
Nghịch lý của "thực dụng hóa" dưới thời HLV Mourinho
Rõ ràng, HLV Mourinho đang triển khai thứ bóng đá có phần “quyến rũ và sexy” tại Premier League mùa này. Dù đã không thể cùng với The Blues giành được bất cứ danh hiệu nào ở mùa bóng năm ngoái, song điều “Người đặc biệt” hướng tới vẫn là ít nhất 1 danh hiệu vô địch Quốc gia, kèm theo sẽ đi vào lịch sử của mọi chiến lược gia với chiếc cúp Champions League trên tay.
Tuy nhiên, phong cách ở trên đang lộ ra rất nhiều nghịch lý, bởi “Mr. Special” đang tạo dựng lối bóng đá thực dụng quá đà, kèm theo đó là sự lạm dụng phòng ngự co cụm. Nhìn lại trận hoà có phần kém may mắn của Chelsea ở vòng 9, ngay sau khi Drogba ghi bàn mở tỉ số ở phút 53, HLV Mourinho đã triển khai ngay lối chơi phòng ngự, khi liên tiếp kéo Hazard lui về sâu hỗ trợ.
...Chelsea đang thể hiện sự thảm họa của bóng đá thực dụng
Thêm vào đó, “Người đặc biệt” cũng sẵn sàng thay các tiền vệ tấn công như Oscar bằng những tiền vệ có sức càn quét, cụ thể là John Obi Mikel. Có những phân tích đã chỉ ra rằng, nếu Chelsea tiếp tục giữ vững đội hình tấn công, The Blue của Mourinho đã có thể thắng trước đại kình địch MU ngay tại Nhà hát.
Tuy nhiên, nghịch cảnh nằm ở chỗ HLV người Bồ luôn tôn thờ phong cách bóng đá thực dụng, cứ hễ ghi được bàn là cân nhắc ngay vấn đề phòng ngự chặt chẽ nhằm ngăn cản đối phương ghi bàn. Song, nếu nhắc lại 1 câu chuyện cách đây 4 vòng trên sân khách Man City (vòng 5 Premier League 2014/2015), chính người cũ Lampard đã trừng phạt lối bóng đá thực dụng ấy của Chelsea ở phút 85 trận đấu.
Hơn 1 thập kỷ trước trước, Arsenal đã thành công với 49 trận không thua nhờ lối chơi tấn công thuần khiết đẹp mắt. Vậy liệu 10 năm sau, HLV Mourinho cùng Chelsea sẽ làm nên kỳ tích bất bại với lối bóng đá thực dụng và phòng ngự?