Bán Van Persie, người Arsenal nên mừng!
>>
>>
Chủ đề được bàn tán xôn xao nhất, được chờ đợi nhất suốt từ đầu Hè rốt cuộc đã thành sự thật, Robin van Persie đang gói ghém hành lý chuẩn bị cho cuộc di chuyển gây náo động nhất đảo quốc Sương mù từ sân Emirates sang Old Trafford.
Chắc chắn đây sẽ là bản hợp đồng “bom tấn” trong kỳ chuyển nhượng Hè 2012, khi Vua phá lưới Premier League mùa trước chuyển sang khoác áo kình địch của đội bóng cũ.
Nhìn bề ngoài, đây thực sự là tin khủng khiếp cho người Arsenal. Một chân sút hàng đầu, một đội trưởng lại có giá chuyển nhượng không bằng mức phí mà Tottenham đã liên tục từ chối Real Madrid cho chữ ký Luka Modric.
Thêm nữa, lời chia tay của chân sút người Hà Lan là một ví dụ khác của chính sách chuyển nhượng bán đi các ngôi sao của Arsenal, với Samir Nasri và Cesc Fabregas một năm trước. Đây là mùa giải thứ hai, Pháo thủ bán đi đội trưởng của họ.
Van Persie sẽ không còn là học trò của Wenger từ mùa sau
Vậy ngoài yếu tố kinh doanh, vụ chuyển nhượng này còn có thể hiểu theo hướng nào khác được không? Lý do thực sự của Arsene Wenger và ban lãnh đạo Arsenal khi quyết định chấp nhận hoàn tất thỏa thuận này là gì?
Van Persie đã bày tỏ rõ ràng quan điểm muốn được rời sân Emirates Hè này trên trang web cá nhân cuối tháng trước. Và nếu cố giữ “một tài sản” đang bất mãn sẽ là một quyết định kinh doanh tồi, khi giá trị “tài sản” đó đương nhiên sẽ bị giảm.
Kinh doanh rõ ràng không phải mục đích hàng đầu cuối cùng dẫn tới quyết định tại một đội bóng; ở một vài quan điểm, lợi ích trên sân phải là quan trọng nếu không nhiều hơn. Về quan điểm này, dường như có vẻ ảm đạm cho Pháo thủ bởi sự ảnh hưởng của Van Persie như thế nào có lẽ không phải bàn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có một vài lý do sẽ giúp quyết định bán tiền đạo người Hà Lan của BLĐ Arsenal không bị chỉ trích quá nặng nề.
Thứ nhất, Van Persie có một bản hồ sơ tiền sử thường xuyên gặp rắc rối với các chấn thương khác nhau. Mùa trước, RvP đã chơi cả 38 trận cho Arsenal tại Premier League và đã tỏa sáng. Nhưng trong tất cả 7 mùa giải trước đó, chân sút người Hà Lan chưa bao giờ chơi nhiều hơn 30 trận.
Van Persie có thể chơi tuyệt vời trên sân, nhưng cũng có thừa những vấn đề về thể trạng buộc anh phải ngồi ngoài. Nếu tuyển thủ Hà Lan thể hiện thấp hơn một chút so với mùa giải cuối cùng tại sân Emirates, chắc chắn giá trị của cầu thủ này sẽ giảm. Thay vào đó, Pháo thủ có thể bán RvP với cái giá cao nhất và dùng số tiền đó tái đầu tư vào các tài năng trẻ.
Cần phải nhớ, Van Persie đã 29 tuổi, và sẽ không ngạc nhiên nếu cơ thể anh bắt đầu bị ảnh hưởng của tuổi tác trong vài năm tới, đặc biệt sau những rắc rối vì chấn thương.
Hãy nhìn lại quá khứ một chút. Mùa 2005/06, Thiery Henry, khi đó cũng 29 tuổi đã có một mùa bóng rực rỡ với 33 bàn trong 45 trận cho Pháo thủ. Mùa Hè 2007, Arsenal đã 2 lần từ chối lời đề nghị 50 triệu bảng cho huyền thoại người Pháp. Và Henry đã ở lại Bắc London thêm một năm, bị chấn thương tàn phá trong mùa 2006/07, và bị bán với giá chỉ 24 triệu euro.
Giờ, ở độ tuổi tương tự, Van Persie thậm chí có tiền sử dính nhiều dạng chấn thương hơn và phải ngồi ngoài nhiều hơn Henry.
Giroud và Podolski đã sẵn sàng giúp Arsenal sớm quên Van Persie
Cuối cùng, Arsene Wenger dường như đã lường trước được ngày này và đã có sẵn sự thay thế Van Persie với những bản hợp đồng từ đầu Hè, và có thể là những tài năng tiềm tàng có thể sở hữu nhờ số tiền nhận từ Man Utd.
Sân Emirate trên kỳ chuyển nhượng Hè đã đón Lukas Podolski và Olivier Giroud, hai cái tên tổng cộng có nhiều bàn thắng hơn Van Persie mùa trước, ở hai giải đấu khác nhau. Ngoài ra, ở độ tuổi 25 và 27, bộ đôi này có thể cống hiến với đỉnh cao phong độ cho Arsenal thêm vài năm nữa.
Vì thế, thay vì ngồi rầu rĩ trách móc Arsene Wenger, hay rủa xả Van Perise, người hâm mộ Arsenal có lẽ nên nhìn vào những yếu tố tích cực trên từ quyết định bán tiền đạo người Hà Lan cho Man Utd.