10 vụ chuyển nhượng gây tranh cãi nhất Premier League
Một bản hợp đồng nổi loạn của Arsenal. Ashley Cole là đề tài chính của câu chuyện dài kỳ kéo dài hơn một năm trước khi cuối cùng cũng rời Emirates gia nhập Chelsea. Hậu vệ này đã bị phạt 75.000 bảng vì tiếp xúc trái phép với Giám đốc và HLV Chelsea khi đó là Peter Kenyon và Jose Mourinho tháng 01/2005.
Mùa Hè năm đó, tuyển thủ Anh ký gia hạn hợp đồng với Arsenal nhưng lại khiến mối quan hệ với các cổ động viên Pháo thủ ngày càng xấu đi với chỉ trích BLĐ đội bóng đã “bỏ rơi anh” trong suốt vụ việc và rằng mình chỉ là vật tế thần.
Cuối cùng Ashley Cole đã gia nhập Chelsea đúng vào ngày cuối cùng của kỳ CN Hè 2006 với phí chuyển nhượng 5 triệu bảng, trong khi William Galas chuyển tới Emirates như là một phần của thỏa thuận.
Năm 2009, Tevez sau khi có hai mùa giải chơi cho Red Devils theo dạng cho mượn, đã phải đưa ra lựa chọn: hoặc ở lại sân Old Trafford, nơi anh luôn là cầu thủ được các cổ động viên yêu thích nhất nhưng không phải luôn luôn với Sir Alex Ferguson, hoặc tìm một bến đỗ mới.
Tevez cuối cùng đã chọn vế thứ hai, và không thể tin được, anh đã chuyển tới vùng Eastlands, nơi Man City đang bắt đầu mang hình hài của một thế lực nhờ nguồn tiền vô tận được bơm từ các ông chủ Ả Rập. Các ông chủ Man City đã chi ra khoảng 25 triệu bảng để mua lại hợp đồng Tevez từ Media Sports Investments.
Về Man City, Tevez được trao băng đội trưởng và như một sự trêu ngươi, ban lãnh đạo The Citizens đã treo tấm pano cỡ lớn ngay cửa ngõ thành phố mang hình ảnh tiền đạo người Argentina trong màu áo xanh cùng dòng chữ “Chào mừng đến với Manchester”.
Người hâm mộ Arsenal có thể cảm thấy bị xúc phạm sau một số vụ chuyển nhượng gây sốc, nhưng họ cũng không nên quên một trong những thương vụ đầu tiên gây rung chuyển Premier League.
Trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ, Sol Campbell đang là hòn đá tảng tại trung tâm hàng phòng ngự Tottenham. Có một vị trí không thể xâm phạm tại White Hart Lane, thường xuyên có mặt trong màu áo ĐTQG, nhưng Sol Campbell đã thừa nhận muốn chia tay Spurs để có thể chơi bóng tại Champions League khi hợp đồng đáo hạn năm 2001.
Tottenham sẵn sàng biến Campbell thành cầu thủ nhận lương cao nhất và trung vệ này cũng bóng gió sẽ ở lại. Nhưng tất cả đã bị sốc khi Campbell đồng ý gia nhập đối thủ “không đội trời chung” của Spurs là Arsenal, bất chấp tuyên bố hùng hồn trước đó rằng sẽ không bao giờ ký hợp đồng với Pháo thủ.
Trong mùa Hè mà Man City chiêu mộ Carlos Tevez, họ đồng thời đưa về Emmanuel Adbayor từ Arsenal với phí chuyển nhượng 25 triệu bảng.
Người hâm mộ Pháo thủ thất vọng vì mất đi chân sút hàng đầu cho kình địch tại giải đấu, nhưng làn sóng chửi rủa Adebayor chỉ thực sự bùng lên cho tới khi tiền đạo người Togo gặp lại các đồng đội cũ lần đầu tiên cùng đội bóng mới.
Adebayor đã ghi bàn tại Etihad và có một màn ăn mừng chạy nước rút từ đầu sân bên này sang bên kia và trượt dài trước mặt các cổ động viên Arsenal, những người ngay lập tức bùng nổ trong sự tức giận và trút mọi đồ vật có thể ném được từ trên khan đài xuống tiền đạo này. Adebayor sau đó đã bị treo giò 3 trận vì hành vi bạo lực với đồng đội cũ Van Persie trong trận đấu.
Vụ chuyển nhượng tuyển thủ Pháp tới sân Etihad có nhiều điểm tương đồng với Van Persie. Sau một vài mùa giải ổn định tại Bắc London, Nasri đã chơi ấn tượng ở mùa 2010/11 với 15 bàn thắng và nhận được sự quan tâm của một vài đội bóng lớn.
Giống như tiền đạo người Hà Lan mùa Hè này, Nasri bước vào mùa giải cuối cùng trong hợp đồng ở Arsenal với tuyên bố không muốn gia hạn và tìm kiếm bến đỗ mới. Cuối cùng, Nasri đã chuyển tới Man City cùng mức phí 25 triệu bảng.
Một vụ chuyển nhượng phức tạp cũng như gây nhiều tranh cãi. Tiền vệ người Nigeria gia nhập Chelsea mùa Hè 2006, nhưng chỉ sau một cuộc cãi vã với Man Utd, đội bóng cũng tuyên bố có được chữ ký của anh.
Tháng 04/2005, Red Devils nghĩ rằng đã có được Obi Mikel, khi đó 17 tuổi và thậm chí còn ra thông cáo đã hoàn tất thỏa thuận trên trang web chính thức. Tuy nhiên, rất nhanh chóng sau đó, Chelsea cũng cho biết đã đạt được thỏa thuận với Obi Mikel.
Man Utd sau đó sắp xếp một cuộc họp báo với hình ảnh Obi Mikel giương cao chiếc áo Đỏ, nhưng sau đó cầu thủ này tuyên bố anh bị buộc phải ký hợp đồng với Red Devils trong khi người đại diện không có mặt. Cuối cùng, Obi Mikel đã tới Chelsea sau khi The Blues bỏ ra 16 triệu bảng, trong đó 12 triệu bảng được trả cho Man Utd để đội bóng này đồng ý dừng theo đuổi cầu thủ này.
Rio Ferdinand trở thành bản hợp đồng kỷ lục của Anh cũng như là hậu vệ đắt nhất của Vương quốc Anh khi tới sân Elland Road của Leeds từ West Ham năm 2000, và tiếp tục đạt 2 kỷ lục trên khi chuyển đến sân Old Trafford 2 năm sau.
Ngay sau mùa giải tỏa sáng trong đội hình Newcastle (1994/95) với 18 pha lập công, Andy Cole đã chuyển sang sân Old Trafford, một vụ chuyển nhượng gây sốc và Kevin Keegan, HLV Newcastle khi đó đã buộc phải đứng ra giải thích nhằm xoa dịu làn sóng giận dữ bên ngoài sân St James’ Park.
Một năm sau khi giúp Blackburn giành chức Vô địch Premier League (1995), Alan Shearer đã bỏ ngoài tai lời khuyên tới Man Utd và lựa chọn đội bóng quê nhà Newcastle cùng mức phí chuyển nhượng kỷ lục, 15 triệu bảng. Huyền thoại sân St James’Park đã cống hiến quãng thời gian cuối cùng trong sự nghiệp tại Tyneside, và một lần nữa thiện chí từ sân Old Trafford.
Là một trong 3 cầu thủ nước ngoài duy nhất có được 20 bàn thắng trong mùa đầu tiên tại Premier League, Fernando Torres trở thành một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất châu Âu tại Liverpool. Trong khi đó, Andy Carroll là người hùng của Newcastle với các bàn thắng giúp “Chích chòe” thoát khỏi Championship sau khi bị xuống hạng năm 2009.
Và cả hai đã trở thành tâm điểm của bóng đá Anh sau khi Torres khiến Chelsea phải chi ra 50 triệu bảng, và Carroll trở thành tiền đạo đắt giá nhất nước Anh khi gia nhập Liverpool với phí chuyển nhượng 35 triệu bảng. Tuy nhiên, hai chân sút đắt giá này lại vẫn đang gây thất vọng tràn trề tại sân Stamford Bridge và Anfield.